Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam

Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.
Tại hội nghị, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận, tìm hiểu những cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông- lâm- thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tìm hiểu các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ Nhật Bản. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm đối tác cung ứng tin cậy trong lĩnh vực nông nghiệp cho Việt Nam.
Hiện Nhật Bản là nước có nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu trên thế giới và cũng là quốc gia có nền nông nghiệp rất tiên tiến được cơ giới hóa cao. Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời. Do vậy, tiềm năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn tại các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn…
Ông Kennichi Takashima, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp Nhật Bản, cho biết: “Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Hiện nay, Hiệp hội máy móc nông nghiệp của Nhật Bản có cơ sở ở Trung Quốc và Thái Lan, hy vọng trong tương lai cũng sẽ xây dựng nhà máy này tại Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, máy móc được áp dụng sẽ giảm sức lao động cho người nông dân và năng suất sẽ được tăng cao".
Trong những năm qua, Nhật Bản luôn giành nguồn viện trợ lớn cho Việt Nam và cũng là quốc gia hỗ trợ tích cực cho nước ta trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Nhật Bản cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn, nhất là ở lĩnh vực nông lâm- thủy sản – đây cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Nhật Bản trong 8 tháng năm 2014 đạt trên 9,7 tỷ USD, tăng gần 10,7 % so với cùng kỳ năm trước. Hiện đã có nhiều mặt hàng nông nghiệp nước ta được xuất khẩu sang thị trường Nhật với số lượng ngày càng lớn và được người tiêu dùng nước Nhật ưa chuộng.
Với sự phát triển không ngừng của quan hệ chính trị kinh tế, văn hóa giữa hai nước trong thời gian gần đây sẽ đem đến sự phát triển nhanh về thương mại song phương hai nước và Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nhat-Ban-muon-chuyen-giao-cong-nghe-nong-nghiep-cho-Viet-Nam-108-48001.html
Có thể bạn quan tâm

Đến sinh sống, học hành và làm việc trên vùng đất Lâm Đồng từ năm 1971, tôi đã ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt không biết bao nhiêu lần mà kể. Thế mà cứ mỗi lần đến Km 178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố), tôi chỉ nghe tiếng máy xập xình từ Mỏ Đá xen lẫn khói bụi.

Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ… đang khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Khi các vườn điều chín rộ thì giá hạt điều xuống từng ngày và hiện chỉ còn 21,7 ngàn đồng/kg ở 2 xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), ở khu vực khác còn 19,5 ngàn đồng/kg. Dự báo được mùa, những “ông lớn” ngành điều đang âm thầm đóng cửa kho không “ăn hàng” để ép nông dân và kéo giá điều tươi xuống!

Nhờ tích cực các biện pháp chăm sóc nên các loại cây trồng cạn sinh trưởng, phát triển khá tốt; nhiều diện tích rau màu đã cho thu hoạch với sản lượng đạt cao, tạo thu nhập khá cho bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, tuy đã được nông dân và các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, Utz… với diện tích khoảng 40.000m2, nhưng năng suất cà phê bình quân cũng như chất lượng cà phê của tỉnh hiện vẫn còn rất thấp so với tiềm năng.