Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chanh Bông Tím Lên Ngôi

Chanh Bông Tím Lên Ngôi
Ngày đăng: 05/07/2014

Những năm gần đây diện tích trồng chanh bông tím ở các tỉnh ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đây là loại cây dễ trồng, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.

Chọn cây chanh bông tím là cây trồng chủ lực cho gia đình mình, ông Nguyễn Văn Nông, ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang), trồng 0,5 ha với 500 cây chanh cho biết: “Từ trồng đến khi thu hoạch là 10 tháng, trung bình từ 20 – 25 ngày sẽ thu hoạch trái 1 lần, sản lượng đạt từ 1 – 4 tấn/lần thu hoạch, thu hoạch rộ vào tháng 4. Giá bán hiện tại 11.500 đ/kg (mùa thuận), giá từ 17.000 – 18.000 đ/kg (mùa nghịch)”.

Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.

Chăm sóc tốt chanh sẽ cho thu hoạch trên 10 năm. Chanh trồng với mật độ khoảng 3m/cây, năng suất đạt từ 20 – 30 kg/cây, trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đ.

Ông Nguyễn Văn Rô, cán bộ khuyến nông xã Hậu Mỹ Trinh cho biết: Tổng số diện tích trồng chanh bông tím của xã khoảng 15 ha. 3 – 4 năm gần đây, diện tích trồng chanh ở địa bàn xã phát triển mạnh.

Cùng thắng lợi như bao hộ trồng chanh khác, ông Ngô Văn Lợi, ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp (Cao Lãnh, Đồng Tháp), trồng 1 ha chanh bông tím cho biết: Hiện chanh bán với giá 14.500 - 16.000 đ/kg, trừ chi phí thu lãi 200 triệu đ/ha. Ông Lợi chia sẻ: Chanh trồng từ 2 – 3 năm mới nên để trái vì khi đó tán cây đủ khỏe và không ảnh hưởng đến năng suất sau này. So với trồng ổi hoặc các loại cây trồng khác, trồng chanh khỏe hơn rất nhiều, bận việc có thể hôm sau xịt thuốc vẫn được...

Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh hiện có khoảng 300 ha chanh bông tím. Từ việc trồng bưởi, xoài, ổi nhưng không mang lại hiệu quả nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng chanh bông tím. Giá đỉnh điểm năm nay đứng ở mức 22.000 đ/kg, năm ngoái có lúc lên trên 30.000 đ/kg.

Ông Nguyễn Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp cho biết: “Hiện diện tích trồng chanh trên địa bàn xã cũng tương đối lớn nên địa phương rất cân nhắc để định hướng cho nông dân sản xuất. Về phía xã sẽ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, chăm sóc..., tiêu thụ sản phẩm".


Có thể bạn quan tâm

Nét Mới Ở Ngành Nông Nghiệp Chư Pưh Nét Mới Ở Ngành Nông Nghiệp Chư Pưh

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

28/11/2014
Đổi Đời Nhờ Bưởi Da Xanh Đổi Đời Nhờ Bưởi Da Xanh

Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.

28/11/2014
Đa Dạng Cơ Cấu Vật Nuôi Với Mô Hình Gà Lai Đông Tảo Đa Dạng Cơ Cấu Vật Nuôi Với Mô Hình Gà Lai Đông Tảo

Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân. Sau hơn 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.

27/06/2014
Mãng Cầu Xiêm Và Khóm Rớt Giá Mạnh Mãng Cầu Xiêm Và Khóm Rớt Giá Mạnh

Tương tự, tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) - địa bàn có diện tích khóm lớn nhất ĐBSCL với hơn 14.000ha, giá khóm hiện chỉ dao động ở mức 1.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 3.000 - 3.500 đồng/kg cuối tháng trước, do đang vào thu hoạch vụ chính.

27/06/2014
Lối Đi Nào Cho Công Nghiệp Nông Thôn ? Lối Đi Nào Cho Công Nghiệp Nông Thôn ?

Với xuất phát điểm thấp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Hậu Giang còn lạc hậu so với các địa phương khác. Cả tỉnh có trên 4.224 cơ sở CNNT, nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết trong sản xuất - tiêu thụ. Do vậy, công nghiệp nông thôn vẫn loay hoay chưa tìm ra chỗ đứng.

28/11/2014