Nhật Bản đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu thịt lợn và thịt bò

Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận trong việc cắt giảm biểu thuế quan đối với mặt hàng thịt lợn, thịt bò và một số mặt hàng khác trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược Thái Bình Dương (TPP).
Được biết hai mặt hàng này nằm trong số năm loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nhật Bản được đưa ra thảo luận tại TPP.
Theo đó, một khi TPP chính thức có hiệu lực thì mức thuế 4,3% đánh trên mặt hàng thịt lợn cao cấp sẽ được điều chỉnh giảm dần trong 10 năm.
Còn đối với mặt hàng thịt lợn giá bình dân thì biểu thuế sẽ được cắt giảm xuống còn 50 yen/kg thay vì mức 482 yen/kg như hiện nay.
Về mặt hàng thịt bò nhập khẩu, Nhật Bản có khả năng sẽ cắt giảm mức thuế từ mức 38,5% xuống còn 27,5%. Dự kiến trong vòng 15 năm tới mức thuế này có thể được hạ thấp xuống khoảng mức 9%.
Tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn một số mặt hàng chưa được phê chuẩn giảm thuế. Mức thuế đánh lên lúa mì nhập khẩu có vẻ sẽ không có gì thay đổi, mặc dù mức thuế đánh lên giá bán sỉ lúa mì sẽ được giảm 45%.
Mức thuế đánh vào thịt gia cầm, vốn đang dao động trong khoảng 8,5-11,9% như hiện nay, sẽ được điều chỉnh giảm dần. Thuế nhập khẩu mặt hàng rượu hiện tại đang ở mức 15% hay 125 yen/lít sẽ được xóa bỏ dần theo lộ trình 7 năm.
Ngoài ra một thỏa thuận về nhập khẩu gạo từ Mỹ vẫn đang còn phải chờ những kết luận cuối cùng của vòng đàm phán. Ban đầu, Nhật Bản đã đề xuất một hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho 50.000 tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên mức quota này sẽ được tăng thêm 2.000 tấn/ mỗi năm kể từ năm thứ 4 trở đi cho đến khi đạt được mức 70.000 tấn/năm.
Một nhà tham gia vòng đàm phán cho biết Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia vào cuộc đàm phán thuế quan song phương giữa hai bên để chốt lại toàn bộ các điều khoản trong thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.

Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.