Nhật Bản đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu thịt lợn và thịt bò

Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận trong việc cắt giảm biểu thuế quan đối với mặt hàng thịt lợn, thịt bò và một số mặt hàng khác trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược Thái Bình Dương (TPP).
Được biết hai mặt hàng này nằm trong số năm loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nhật Bản được đưa ra thảo luận tại TPP.
Theo đó, một khi TPP chính thức có hiệu lực thì mức thuế 4,3% đánh trên mặt hàng thịt lợn cao cấp sẽ được điều chỉnh giảm dần trong 10 năm.
Còn đối với mặt hàng thịt lợn giá bình dân thì biểu thuế sẽ được cắt giảm xuống còn 50 yen/kg thay vì mức 482 yen/kg như hiện nay.
Về mặt hàng thịt bò nhập khẩu, Nhật Bản có khả năng sẽ cắt giảm mức thuế từ mức 38,5% xuống còn 27,5%. Dự kiến trong vòng 15 năm tới mức thuế này có thể được hạ thấp xuống khoảng mức 9%.
Tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn một số mặt hàng chưa được phê chuẩn giảm thuế. Mức thuế đánh lên lúa mì nhập khẩu có vẻ sẽ không có gì thay đổi, mặc dù mức thuế đánh lên giá bán sỉ lúa mì sẽ được giảm 45%.
Mức thuế đánh vào thịt gia cầm, vốn đang dao động trong khoảng 8,5-11,9% như hiện nay, sẽ được điều chỉnh giảm dần. Thuế nhập khẩu mặt hàng rượu hiện tại đang ở mức 15% hay 125 yen/lít sẽ được xóa bỏ dần theo lộ trình 7 năm.
Ngoài ra một thỏa thuận về nhập khẩu gạo từ Mỹ vẫn đang còn phải chờ những kết luận cuối cùng của vòng đàm phán. Ban đầu, Nhật Bản đã đề xuất một hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho 50.000 tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên mức quota này sẽ được tăng thêm 2.000 tấn/ mỗi năm kể từ năm thứ 4 trở đi cho đến khi đạt được mức 70.000 tấn/năm.
Một nhà tham gia vòng đàm phán cho biết Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia vào cuộc đàm phán thuế quan song phương giữa hai bên để chốt lại toàn bộ các điều khoản trong thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.

Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.