Nhật Bản cấp phép nhập khẩu xoài tươi Việt Nam

Cụ thể, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và được cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu.
Việc trái xoài được phép xuất khẩu sang Nhật Bản có thể xem là một kỳ tích, bởi trong suốt một thời gian dài, mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu sang thị trường này.
Hơn thế, đây chính là thị trường xuất khẩu hoa quả lớn thứ 2 của Việt Nam, với thị phần khoảng 8% chỉ sau Trung Quốc. Tiếp sau trái xoài, dự kiến sẽ có thêm thanh long ruột đỏ được phép xuất sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Gần 200 năm bén rễ trên đất Thanh Hà (Hải Dương), cây vải tổ Thúy Lâm đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.