Nhập Nhằng Giống Cây Trồng Eakmat

Nông dân Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ và chọn ngay đến cây giống Eakmat, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Tuy nhiên, hiện nay niềm tin này của người nông dân đã trở nên nhập nhằng một cách mơ hồ, do có đến hàng trăm vườn ươm cây giống cùng lấy tên Eakmat như vậy.
Tại Đăk Lăk, hiện có tới hàng trăm bảng hiệu đề tên Eakmat công khai. Song trên thực tế, các giống cây bán ra từ những chủ vườn này được lấy về từ nhiều nguồn khác nhau, cũng có khi là cây giống do chính các chủ vườn tự ươm.
Hiện các nhà chức năng không thể can thiệp được bởi đây là nhãn hiệu chưa được bảo hộ. Cơ sở duy nhất để người mua phân biệt giống Eakmat chuẩn là phải kiểm tra giấy chứng nhận kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, giá nấm rơm đang tăng lên từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá nấm rơm được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; còn các tiểu thương thu mua tại nhà của người dân dao động ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.