Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.
Trước đó, 8 tháng đầu năm, NK thủy sản của Nga đạt 525.000 tấn, giảm 125.000 tấn so với cùng kỳ 2013. Bảy tháng đầu năm, NK thủy sản vào Nga đã giảm 16,5% so cùng kỳ. NK chỉ tăng vào tháng 3 và tháng 7.
NK thủy sản của Ukraine giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế- hậu quả của giao tranh giữa Ukraine và phiến quân trên quần đảo Crimean. Theo các nhà NK, không có bảo hiểm tín dụng thì thương mại sẽ gặp trở ngại.
Theo Customs Inform, một cơ quan nghiên cứu phân tích của Estonia, thủy sản NK của Ukraine trong 9 tháng đầu năm đạt 212.000 tấn, chưa bằng ½ so với 500.000 tấn hồi năm ngoái.
NK trong tháng 2, khi cuộc khủng hoảng Crimean nổ ra, chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ 2013 và tháng tháng 3, NK giảm chỉ bằng 1/4 khối lượng của cùng kỳ 2013.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38696/Nhap-khau-thuy-san-cua-Nga-Ukraina-giam-manh.htm
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, bệnh đốm trắng trên thanh long diễn biến phức tạp, gây lo lắng cho người trồng thanh long. Đặc biệt, trong lúc giá thanh long diễn biến chưa thuận lợi, tình trạng bệnh đốm trắng gây hại thanh long xảy ra trên diện rộng càng gây khó khăn cho người trồng.

Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.

Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.

Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.