Nhập Khẩu Bò Thịt Từ Úc Tăng Mạnh

Theo số liệu thống kê của Úc, đến hết tháng 5-2014 Úc đã xuất khẩu ra nước ngoài 527.000 con bò, trong đó xuất sang Việt Nam khoảng 13%, tức khoảng 72.000 con, nhiều hơn tổng số bò Việt Nam nhập từ Úc trong cả năm 2013.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho hay năm ngoái Việt Nam đã nhập 66.951 con bò Úc, đầu năm hiệp hội ước tính cả năm 2014 sẽ nhập khoảng 120.000 con, nhưng theo tình hình hiện nay thì số bò Úc sẽ nhập khẩu năm nay sẽ lên tới 150.000 con.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, sở dĩ lượng bò Úc nhập khẩu tăng mạnh là do lượng bò nhập về từ Lào và Campuchia giảm sút. Năm 2012, lượng bò nhập từ hai nước này về Việt Nam khoảng 180.000 con, nhưng đến 2013 chỉ còn 96.000 con do các nước này không còn nhiều bò để xuất khẩu.
Trong khi đó, năm 2012 lượng bò nhập từ Úc chỉ hơn 3000 con, đến năm 2013 tăng lên 66.951 con.
Hiện nay, việc nhập khẩu bò Úc đã thuận tiện hơn do các cơ quan về thú ý, xuất nhập khẩu, vận chuyển, các đầu mối giết mổ quy mô lớn... đã hoạt động ổn định.
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, Vissan là doanh nghiệp tiêu thụ bò Úc khá lớn dù không phải là đơn vị trực tiếp nhập khẩu. “Hiện bình quân mỗi ngày Vissan giết mổ 50 con bò Úc cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sống tại TPHCM,” ông Mười nói.
Tuy nhiên, ông Lưu Sơn Thủy, Giám đốc DNTN Thủy Hà, cổ đông Công ty CP Kết Phát Thịnh (tỉnh Long An) - một trong hai công ty đầu mối khu vực phía nam nhập khẩu trực tiếp bò thịt nguyên con từ Úc - cho hay trong ba tháng vừa qua (tháng 5, 6,7) công ty đã ngưng nhập khẩu bò thịt từ Úc.
Lý giải tình trạng trên, ông Thủy cho biết, do giá bò Úc đã tăng lên quá cao. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay xuất hiện thịt trâu Ấn Độ đông lạnh, được nhập về khá nhiều với mức giá khá rẻ chỉ có 40.000 – 50.000/kg nên thịt bò Úc cũng khó cạnh tranh.
Ông Vang cũng cho biết giá bò Úc về tới Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua. Cụ thể, năm ngoái giá bò Úc nguyên con khoảng 2,4 USD/kg, nhưng năm nay đã tăng lên mức 3,2 USD/kg. Mức giá này khá cao nên một số doanh nghiệp sẽ e dè không nhập tiếp nữa.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tiêu hủy 756 con gia cầm bị bệnh. Trên thực tế, mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về việc chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, nhưng từ sự chủ quan dẫn đến ý thức của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.