Nhãn xuồng Vĩnh Châu trúng giá, nhà vườn không dám ngủ
Trong khi hành tím phải nhờ đến sự “giải cứu” mới thoát khỏi cảnh tồn đọng 50.000 tấn thì trong vòng 10 ngày trở lại đây, nông dân trồng nhãn xuồng ở xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) luôn nở nụ cười mãn nguyện vì năm nay trúng mùa và bán được giá khá cao.
Tại vườn, thương lái thu mua với giá từ 35.000- 37.000 đồng/kg, còn tại chợ thị xã Vĩnh Châu đã có giá 45.000 đồng/kg. Nhờ là giống trái to như trái vải, cơm dày nên nhãn xuồng loại 1 chỉ cần khoảng 20 trái sẽ được 1 kg. Có nhiều cây nhãn hàng chục năm tuổi cho thu hoạch trên 100 kg.
Ông Danh Nam, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, cho biết với giá bán hiện tại, nhà vườn sẽ thu về trên 500 triệu đồng/ha/năm.
Do giá nhãn xuồng đang ở mức cao nên nhiều nhà vườn ở Vĩnh Châu phải dùng lưới bao xung quanh vườn nhãn và dựng lều giữa vườn để canh chừng, phòng ngừa kẻ gian hái nhãn vào ban đêm. Ông Danh Hạnh, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở ven đường thuộc khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, cho rằng chỉ cần một chút lơ là thì có thể kẻ gian sẽ đột nhập vào hái sạch nhãn. Bởi lẽ, nhãn xuồng trái nhiều và to nên thường sà xuống đất, kẻ gian rất dễ dàng hái trộm.
Trái nhãn xuồng rất to, cơm dày, hạt nhỏ
Nhiều nhà vườn phải dùng lưới bao bọc và dựng lều giữa vườn nhãn để phòng ngừa kẻ trộm
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.