Nhãn Tổ 120 năm quả to, ngọt sắc 50.000 đồng/kg

Anh Nguyễn Văn Thành 41 tuổi, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, khi anh còn nhỏ đã thấy cây nhãn cao lừng lững, muốn hái quả phải bắc thang mới hái được. C
ụ Nguyễn Thị Cước, mẹ anh Thành kể lại: “Hiện cây nhãn tổ đã tròn 120 năm tuổi. Biết đây là cây nhãn quý, nên gia đình chăm sóc rất cẩn thận.
Hồi đó thấy cây nhãn ăn ngon, lại chín muộn, nên các hộ xung quanh đến xin hạt, cây giống về trồng, chứ chưa biết chiết cành như bây giờ, chứ có bán chác, tiền nong gì đâu”.
Nhãn chín muộn Đại Thành có hình dáng méo, quả to, vỏ nhẵn, khi quả chưa chín có màu nâu.
Đặc điểm vượt trội của giống nhãn này, là thời gian chín muộn hơn các loại nhãn khác từ 30 – 40 ngày (giữa tháng 8 đến cuối tháng 9). Do độ xuống nước của nhãn chậm, nên có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm quản rất an toàn.
Từ cây nhãn quý này, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 150 cây, trong đó có 15 cây được Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT Hà Nội tuyển chọn là cây đầu dòng để nhân giống. Theo anh Thành, giá nhãn tại vườn hiện nay là 40.000 - 45.000 đồng/kg nhãn 10 – 20 năm tuổi. Riêng quả từ cây nhãn Tổ giá 50.000 – 60.000 đồng/kg rất hút khách. “Khách muốn mua nhãn Tổ phải đặt trước, vì ngoài chất lượng tốt, số lượng nhãn còn có hạn” – anh Thành cho hay.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, hiện huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Dưới đây là những hình ảnh về cây nhãn Tổ chín muộn Đại Thành 120 năm tuổi do PV ghi lại:
Mặc dù đã 120 năm tuổi, nhưng tại những cành cổ thụ, xù xì hàng năm vẫn cho quả trĩu cành.
Cây cao gần chục mét, tán rộng gần 20m cho quả trĩu trịt khắp các tán.
Cành cây nhãn Tổ vươn rộng, thân xù xì, quả trĩu cành, để bảo vệ tránh cành bị gió làm gãy, chủ nhân của nó đã dùng cột bê tông để chống đỡ.
Mặc dù “tuổi cao”, nhưng cây nhãn Tổ Đại Thành hàng năm vẫn cho quả đều đặn, những chùm quả sai trĩu như những chùm nho.
Nhờ có nhiều ưu điểm, chất lượng ngon, chín muộn nên cây nhãn Tổ đã được Nhà nước công nhận là cây nhãn đầu dòng, quý hiếm cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
Khi quả chín có màu vàng, vỏ quả nhẵn, căng mọng nước, thoang thoảng mùi thơm.
Từ cây nhãn Tổ, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 40 cây, trong đó có 15 cây đầu dòng, năm nào cũng cho quả trĩu cành, chất lượng thơm ngon.
Một trong 15 cây nhãn chín muộn đầu dòng của gia đình anh Thành đang được thu hoạch bán cho thương lái ở Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Cước, cùng lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Quốc Oai (Hà Nội) kiểm tra chất lượng quả tại cây nhẫn Tổ 120 năm tuổi.
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.

Trong những năm gần đây, người chăn nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro do dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự năng động và cần cù lao động của mình, ông Nguyễn Văn Lương, thôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) trở thành triệu phú với mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm.

Từ nuôi vịt bầu ông sắm được xe gắn máy sớm nhất huyện, rồi tới xe hơi ông tiếp tục “đánh cược” với vịt trời và bầy vịt trời đang mang lại cho ông những “hướng bay” mới. Ông được mệnh danh là “vua” vịt bầu ở đất của cây quế, huyện Quế Phong (Nghệ An). “Vua” vịt này có tên Thái Văn Diệu, hiện ở bản Đan, xã Tiền Phong.

Từ lâu, người dân ở các vùng An Ninh, Vạn Ninh... thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn quen chăn nuôi trâu, bò theo lối chăn thả, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.

Thói quen chăn nuôi bò đàn thả rông trong khi nắng hạn kéo dài đã khiến người nuôi bò ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày càng lo lắng vì bò thiếu thức ăn.