Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá

Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá
Ngày đăng: 06/08/2015

Những ngày này, đến bến đò Phong Nẫm (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) hỏi nhà “Vua nhãn tím Bảy Huy”, người dân địa phương luôn nhiệt tình hướng dẫn.

Ông Trần Văn Huy (tên thường gọi là Bảy Huy, 61 tuổi) nhà ở bên kia sông Hậu, thuộc cù lao Phong Nẫm. Ông Bảy Huy là người đầu tiên nhân giống thành công loại nhãn tím lạ mắt ở Sóc Trăng. Ông kể khoảng 12 năm về trước, trong một lần tình cờ ra thăm vườn nhãn long của mình, ông ngạc nhiên khi phát hiện trên một nhánh nhãn long to có một nhánh nhãn nhỏ trổ bông màu tím, lá cũng màu tím. Ít lâu sau, chùm bông này ra được khoảng mười mấy trái nhãn màu tím trông rất lạ mắt.

Do cây nhãn nằm giữa vườn nên lũ trẻ trong xóm đã kéo nhau đến hái sạch những trái nhãn tím. Sợ bị mất cả nhánh nhãn lạ, ông Bảy Huy chiết cành nó để mang vào sân nhà trồng. Chỉ một năm sau, cây nhãn phát triển và bắt đầu ra bông, kết trái. Đến 3 năm sau, ông Bảy Huy có thu hoạch.

8 năm sau, một người bạn công tác ở xã tình cờ đến nhà ông và phát hiện những chùm nhãn tím lạ nên khuyên ông hái một ít để mang đến tham gia trưng bày trái cây đặc sắc của huyện Kế Sách vào dịp Tết Đoan Ngọ. Từ đây, cây nhãn tím của ông Bảy Huy đã bị “lộ” nên nhiều nhà vườn ở khắp nơi tìm đến vườn nhà ông để được tận mắt chứng kiến cây và trái nhãn tím.

Mỗi nhánh nhãn tím chiết được ông Bảy Huy bán với giá 1 triệu đồng, trong khi những người mua rồi bán lại với giá từ 2,9 - 3,5 triệu đồng

Hiện nay, ở cồn Phong Nẫm chỉ có 3 anh em của ông Bảy Huy trồng và chiết cành nhãn tím để cung cấp cho những ai có nhu cầu. Ông Vương Thanh Điền (45 tuổi, em vợ của ông Bảy Huy) cho biết từ nhánh chiết đầu tiên của Bảy Huy tặng, đến nay ông trồng được trên 100 gốc nhãn tím lớn, nhỏ. Do là giống cây “độc” nên vài lần có kẻ gian lẻn vào vườn bứng gốc mang đi. Vì thế, vợ chồng ông chăm sóc rất kỹ những gốc nhãn tím hiện tại.

Cây nhãn tím chiết phù hợp với mọi loại đất

Theo ông Bảy Huy, do nhu cầu trồng nhãn tím của bà con ngày càng tăng nên ông bắt đầu chiết nhánh để bán. Một nhánh nhãn chiết (cao từ 50 - 70cm) có giá một triệu đồng nhưng vẫn không đủ cung cấp.

Trong khi đó, thử lên mạng tìm nơi cung cấp cây nhãn tím giống, chúng tôi được một người cung cấp giống nhãn này đang ở Tiền Giang “hét” giá 2,9 triệu đồng/nhánh. Thậm chí, có nơi còn nâng lên 3,5 triệu đồng/nhánh. “Từ trước đến giờ, tui chỉ cung cấp với giá 1 triệu đồng/nhánh chứ không bán hơn. Có lẽ ai đó đã mua nhánh chiết của tôi rồi mang về bán lại kiếm lời”- ông Bảy Huy nhận định.

Sau 3 năm trồng sẽ cho thu hoạch rộ với những trái nhãn màu tím trông rất đẹp mặt

Ngoài cung cấp nhánh, hiện ông Bảy Huy còn bán trái nhãn tím với giá 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tập trung chiết nhánh nên số lượng nhãn trái của ông Bảy Huy cung cấp không nhiều, chủ yếu bán cho bà con lối xóm.

Nói về cách chăm sóc nhãn tím, ông Bảy Huy và ông Điền đều có chung đánh giá là rất dễ trồng, ít phân bón, phù hợp với mọi loại đất. Sau một năm trồng thì cây nhãn chiết bắt đầu cho trái chiến. Mỗi năm cây nhãn tím cho trái một vụ thuận và một vụ nghịch sau khi được xử lý phân, nước.

Theo quan sát của chúng tôi, mặc dù vỏ màu tím nhưng phần thịt bên trong của của trái nhãn tím vẫn như tất cả các loại nhãn khác. Do vậy, nhà vườn chỉ “săn” về trồng chủ yếu cho… đẹp mắt.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tăng Mạnh Cũng Không Khuyến Khích Người Nuôi Giá Cá Tăng Mạnh Cũng Không Khuyến Khích Người Nuôi

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.

09/05/2014
Phòng Vệ Thương Mại Điểm Yếu Của Thủy Sản Việt Nam Phòng Vệ Thương Mại Điểm Yếu Của Thủy Sản Việt Nam

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.

09/05/2014
Nắng Nóng Kéo Dài, Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Tăng Nắng Nóng Kéo Dài, Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Tăng

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.

10/05/2014
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Hướng VietGAP

Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.

10/05/2014
Quảng Ngãi Nuôi Heo Trên Lầu Để Tránh Lũ Quảng Ngãi Nuôi Heo Trên Lầu Để Tránh Lũ

Đây là sáng kiến của gia đình chị Đỗ Thị Kim Phượng ở thôn Hoà Thọ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).

10/05/2014