Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp

Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp
Ngày đăng: 25/02/2012

Cá bóp bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng bè trên biển tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Cá bố mẹ 10- 20 kg/con được chủ động kích thích cho sinh sản nhân tạo bằng hormon và sinh sản tự nhiên. Mỗi cá mẹ đẻ từ 300.000- 900.000 trứng. Cá sau khi nở được ương trên bể tại Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ.

Qua các đợt ương nuôi cá bột bằng các phương pháp khác nhau đã thu được kết quả rất tốt. Cá bột sau 3 tuần ương nuôi đạt tỷ lệ sống 10- 14%, kích cỡ 3- 4 cm dài và năng suất 700- 1.400 con/m3 nước ương. Cá giống hiện được tiếp tục ương trong hệ thống bể tuần hoàn có tăng trưởng và tỷ lệ sống rất tốt, sau 1,5 tháng tuổi đạt 13- 15cm.
Cá bóp có tên khoa học Rachycentron canadum, là một trong những đối tượng nuôi ở biển quan trọng trong phát triển nghề nuôi cá lồng ven biển và hải đảo. Cá lớn rất nhanh có thể đạt 5- 8 kg sau 1 năm nuôi, thịt ngon, có giá trị xuất khẩu.
Hiện nay, nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển đang phát triển nhanh ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là ở các huyện đảo tỉnh Kiên Giang. Nơi này có hơn 900 lồng nuôi với sản lượng hơn 500 tấn cá/năm. Những năm qua nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển ở Kiên Giang dựa chủ yếu vào nguồn cá giống khai thác tự tự nhiên nên gặp nhiều khó khăn về số lượng và chất lượng con giống.
Thành công bước đầu trong SX giống nhân tạo cá bóp có ý nghĩa rất quan trọng cho việc hoàn chỉnh qui trình SX giống nhân tạo. Khoa Thủy sản và Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với Trung tâm KN- KN Kiên Giang triển khai ứng dụng SX giống nhân tạo, xây dựng mô hình nuôi cá lồng bằng giống nhân tạo góp phần phát triển nhanh, bền vững nghề nuôi cá bóp lồng trên biển không chỉ của tỉnh Kiên Giang mà còn cho các tỉnh ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Tỏa Tình Phát Huy Nội Lực Làm Giàu Tỏa Tình Phát Huy Nội Lực Làm Giàu

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

29/08/2014
Cây Chè Xanh Ở Vùng Núi Cà Đam Cây Chè Xanh Ở Vùng Núi Cà Đam

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

21/08/2014
Hiệu Quả Mô Hình Giống Ngô Nếp Lai MX2 Hiệu Quả Mô Hình Giống Ngô Nếp Lai MX2

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.

29/08/2014
Dứa Tăng Giá Dứa Tăng Giá

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.

21/08/2014
Kỳ Vọng Từ Giống Lúa Thuần Hương Biển 3 Kỳ Vọng Từ Giống Lúa Thuần Hương Biển 3

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

29/08/2014