Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng
Cây giống sâm ba kích được ươm tại một hộ gia đình ở xã Lăng (Tây Giang).
Theo đó, tại địa bàn thôn Tà Vàng (xã A Tiêng) và thôn Arớt (xã A Nông, huyện Tây Giang) hiện có gần 5ha diện tích trồng sâm ba kích dưới tán rừng cho các nhóm hộ người dân bản địa với gần 7.700 cây.
Qua khảo sát, đa số cây sâm ba kích được trồng dưới tán rừng tự nhiên và trồng xen canh dưới tán rừng cao su hiện phát triển khá tốt, đảm bảo môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển tự nhiên vốn có.
Đây là mô hình thuộc dự án giảm nghèo do tổ chức Malteser (CHLB Đức) tài trợ nhằm tạo nguồn gen quý, giúp các nhóm hộ đồng bào huyện Tây Giang tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Toàn bộ cây giống sâm ba kích được mua về từ xã Lăng và đã được các tư vấn viên kiểm tra, xác định nguồn gốc giống cây ka kích tím địa phương, đảm bảo chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm giúp nông dân tỉnh này nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Đến Bôn Hoang 2, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) hỏi gia đình Mí Loan thì hầu như ai cũng biết, bởi lẽ đây là gia đình nghèo nhất buôn... Chồng bỏ đi để lại cho Mí Loan hai đứa con nhỏ.

“Cách làm giàu từ rừng của ông Dấu được nhiều nông dân học hỏi. Nhờ thế mà không chỉ màu xanh của rừng được giữ vững, tăng cường mà đời sống của nhiều nông dân cũng cải thiện rất tốt” – ông Đặng Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên (Lai Châu), bảo vậy.

Một doanh nghiệp đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại TP Bạc Liêu. Lãnh đạo đơn vị này ví nơi nuôi tôm như những resort.

Miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng và lợi thế rất mạnh để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như mây, tre, nứa, quế, hồi...