Nhân Rộng Mô Hình Lợn Móng Cái (Quảng Ninh)

Mô hình nuôi lợn Móng Cái là một trong 3 mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn được TP Móng Cái (Quảng Ninh) triển khai rất thành công trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Qua tìm hiểu được biết, từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, giống lợn Móng Cái đã được Bộ Nông nghiệp đưa vào danh mục “Con giống quý của Quốc gia”.
Theo đánh giá của chuyên gia, giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, thích nghi được với nhiều môi trường, không kén chọn thức ăn và rất phàm ăn. Đặc biệt, có sức chống chịu bệnh tật rất tốt và chất lượng thịt thơm ngon hơn các giống lợn khác nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Từ những ưu việt đó, TP Móng Cái phát triển mô hình nuôi lợn Móng Cái và xác định xây dựng thương hiệu “Lợn Móng Cái” trở thành một sản phẩm đặc trưng của địa phương. Theo đó, hơn 2 năm qua, thành phố đã triển khai thực hiện Dự án: “Duy trì và phát triển đàn lợn Móng Cái theo tiêu chuẩn VietGAP” tại trang trại giống lợn Móng Cái ở thôn 10, xã Hải Đông.
Quy trình nuôi lợn Móng Cái ở trang trại này được đảm bảo theo đúng quy trình VietGAP, từ nguồn thức ăn sạch, chủ yếu từ cám gạo và ngô; hệ thống chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng; đàn lợn được tiêm phòng định kỳ, mỗi ô chuồng đều có bảng theo dõi lợn mẹ và lợn con theo mẹ. Đàn lợn nái sau khi phối giống thành công sẽ được phân loại chia thành các chu kỳ để có chế độ chăm sóc phù hợp.
Hiện trang trại này đang nuôi trên 150 lợn nái Móng Cái thuần chủng, cùng với đó là đàn giống hậu bị trên 100 con. Chị Lê Thị Thuý Dung, chủ trang trại cho biết: “Sở dĩ chúng tôi mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình này là vì nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng chú trọng tìm đến những sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng cao.
Đồng thời phát huy tối đa những giá trị lợi thế của thương hiệu “Lợn Móng Cái” cùng sự hỗ trợ của TP Móng Cái, chúng tôi đã tập trung xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái theo chu trình an toàn, khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Được biết, trong 2 năm qua, trang trại lợn Móng Cái của chị Dung đã cung cấp hàng trăm con lợn giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài thành phố.
Đồng thời, mỗi ngày cung cấp ra thị trường nhiều tạ thịt lợn thương phẩm sạch mặc dù có giá bán cao hơn so với các loại thịt lợn khác song vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu thị trường. Được biết, trong thời gian tới, trang trại sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô đồng thời tiến tới chủ động nguồn tinh phối giống lợn Móng Cái thuần chủng.
Phát huy thành công từ mô hình nuôi lợn Móng Cái tập trung quy mô lớn tại Hải Đông, năm 2014, TP Móng Cái tiếp tục mở rộng mô hình này ở xã Vạn Ninh và Hải Đông. Từ đầu năm, các địa phương này đã triển khai họp dân, đã có 49 hộ đăng ký tham gia nuôi lợn Móng Cái.
Bà Nguyễn Thị Hải, Phó phòng Kinh tế thành phố cho biết: “Lợn Móng Cái mặc dù có nhiều ưu thế vượt trội và được thị trường ưa chuộng song giống lợn này cũng có một số hạn chế nhất định, như: Khả năng sinh trưởng chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn.
Do vậy, trong quá trình phát triển mô hình, chúng tôi cũng đang nghiên cứu kỹ để có những giải pháp cụ thể phát huy được hiệu quả cao nhất cho mô hình. Song song với đó, thành phố cũng đang tích cực thu hút các đơn vị chế biến sản phẩm thịt lợn Móng Cái để từng bước đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới sản xuất hàng hoá”.
Một tin vui là năm 2014, sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái (giò, chả) được TP Móng Cái lựa chọn là một trong hai sản phẩm OCOP của địa phương. Cùng với đó, các sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái cũng đã được Ban điều hành OCOP tỉnh lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh.

Cùng lúc này, sau một thời gian dài người nuôi cá điêu hồng bị điêu đứng vì không bán được cá, giá cá điêu hồng hiện ở mức trên 35.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.