Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại An Giang, dự án triển khai trên diện tích 500 ha với sự tham gia của hơn 300 nông dân, nhằm cải thiện sinh kế thông qua công tác tập huấn kỹ thuật trồng lúa kéo giảm giá thành sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính…
Kết quả sau 5 vụ sản xuất cho thấy nông dân tham gia dự án này đã giảm được 43% lượng giống, 23% lượng phân đạm, 27% số lần phun thuốc, 48% lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch 30%; năng suất bình quân tăng 11% (đạt 8 tấn/ha/vụ), tương đương tăng lợi nhuận 9 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả đó, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang quyết định sẽ nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Giá cước vận chuyển tăng mạnh, vựa xoài Khánh Hòa bước vào mùa thu hoạch rộ đã tiếp tục giảm sâu so với nửa tháng trước.

Từ đầu năm đến nay, tôm XK sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu thấm đòn trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm nhà xe tăng phí vận chuyển.

Cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng mạnh, phong trào nuôi tôm công nghiệp ồ ạt phát triển, dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất chung của huyện Cái Nước (Cà Mau).

Mặc dù ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo không nên nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ngoài quy hoạch, nhưng không ít nông dân vẫn bất chấp lời cảnh báo này. Hệ lụy là người nuôi tiếp tục bị đẩy vào cảnh khốn khó khi giá TTCT tuột xuống chỉ còn hơn 100.000 đồng/kg và nạn TTCT chết còn cao hơn con tôm sú.