Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại An Giang, dự án triển khai trên diện tích 500 ha với sự tham gia của hơn 300 nông dân, nhằm cải thiện sinh kế thông qua công tác tập huấn kỹ thuật trồng lúa kéo giảm giá thành sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính…
Kết quả sau 5 vụ sản xuất cho thấy nông dân tham gia dự án này đã giảm được 43% lượng giống, 23% lượng phân đạm, 27% số lần phun thuốc, 48% lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch 30%; năng suất bình quân tăng 11% (đạt 8 tấn/ha/vụ), tương đương tăng lợi nhuận 9 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả đó, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang quyết định sẽ nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.

Ghi nhận tại nhiều nhà vườn cho thấy thanh long ruột đỏ hiện chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg so với mức giá 90.000 đồng/kg cách nay hai tháng do liên tục rớt giá không phanh. Tương tự, thanh long ruột trắng hiện chỉ còn hơn 2.000-6.000 đồng/kg tùy loại, giảm mạnh so với mức giá khoảng 15.000 - 30.000 đồng/kg trước đó.

Đến thăm trang trại trồng hoa rộng 3ha của anh Nguyễn Quốc Chính (SN 1986), thôn Rừng Sằm, xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khó có thể ngờ chủ của trang trại mới 28 tuổi.

Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long vừa cho biết trong tháng 6-2014 sẽ bắt đầu triển khai thí điểm chương trình “Hệ thống thông tin nông nghiệp Vĩnh Long” cho những nông dân đang canh tác trong mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Giống lúa thuần Việt, có xuất xứ từ xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã nhuộm tím cả huyện Muang Khong, tỉnh Champasak, Lào.