Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn

Ông Trần Thiên Thanh- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa cho biết, qua khảo sát của ngành nông nghiệp huyện, nếu vụ đông xuân 2014-2015, năng suất đạt 66,6 tạ/ha thì ở những cánh đồng lớn đạt trên 68-72 tạ/ha. Có nơi lên đến 75 tạ/ha, với các giống ưu việt như KD ĐB, ĐV 108, Thiên ưu 8, TH6... thuộc các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thương, Nghĩa Thuận, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung.
Sở dĩ năng suất lúa ở các cánh đồng lớn này đạt cao là do ruộng bằng phẳng, nông dân cùng làm một loại giống, xuống giống một thời điểm và đồng loạt chăm bón, phòng trừ sâu bệnh... Ngoài những yếu tố trên thì cánh đồng lớn còn lợi về công làm đất, sâu bệnh phát hiện kịp thời, lúa cùng giống khi trổ phấn bông có thể giao nhau nên lúa chắc hạt nhiều. Khi gặt cũng nhanh gọn hơn”.
Bộ NN&PTNT chủ trương xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” vào cuối tháng 3.2011. Trên cơ sở đạt được của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, năm 2012, Bộ NN&PTNT đã nhân rộng ra cả nước. Huyện Tư Nghĩa đã có ý định hướng đến thực hiện mô hình này.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của mô hình, cánh đồng mẫu lớn phải liên kết 4 nhà, gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong đó có sự “phân vai” là, doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa... đến thẳng người nông dân, không qua trung gian.
Nông dân phải hợp tác với doanh nghiệp bán lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận, định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy. Nông dân phải làm theo kỹ thuật hướng dẫn của nhà khoa học...
Ông Trần Thiên Thanh cho rằng, liên kết được 4 nhà để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng nghĩa của cánh đồng mẫu lớn đem lại lợi ích cho nông dân thật khó. Vì ở tầm của huyện không thể liên kết được. Từ năm 2012, huyện đã khuyến khích nông dân chỉ thực hiện được cùng loại giống trên những cánh đồng rộng.
Đến vụ sản xuất đông xuân năm 2014, nhờ có nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, huyện mới hỗ trợ cho nông dân ở các xã Nghĩa Trung, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa và Nghĩa Thương... về giống lúa và kỹ thuật thâm canh. Thấy được lợi ích của mô hình nên bà con đã mạnh dạn cùng nhau làm theo khuyến cáo gieo cùng một loại giống trên đồng, hạn chế rủi ro, đem lại các lợi ích, chứ chưa thực hiện đúng ý nghĩa của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đến vụ đông xuân năm 2014-2015 này, toàn huyện Tư Nghĩa đã có khoảng 700ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”. Có những cánh đồng chỉ 5-10ha. Có cánh đồng 20-25ha. Số diện tích còn lại trên 3.400ha, phần lớn nông dân làm theo kinh nghiệm như tự ý bón phân, gieo sạ giống khác...
Trong thời gian đến, huyện Tư Nghĩa tiếp tục quy hoạch giúp nông dân thực hiện cánh đồng “mẫu lớn” theo khả năng của huyện để đem lại lợi ích cho nông dân trước mắt là có lương thực ổn định, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho bà con... Tư Nghĩa phấn đấu đến vụ đông xuân 2015-2016 toàn huyện có 50% trên tổng diện tích 4.100ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.