Trang chủ / /

Nhân Rộng Giống Bưởi Ngọt Quế Dương

Nhân Rộng Giống Bưởi Ngọt Quế Dương
Ngày đăng: 23/03/2012

Giống bưởi ngọt Quế Dương được người dân chiết cành từ cây bưởi ngọt tổ ở xóm Tháp Thượng, thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Một số cây con, cây cháu từ cây bưởi tổ cũng đã 40 - 50 năm tuổi, nhiều cây 20 - 30 năm tuổi, cây bưởi ít tuổi nhất cũng được 13 năm. 
Tuy cùng thời gian ra hoa với giống bưởi Diễn (từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3) nhưng bưởi ngọt Quế Dương có thời gian thu hoạch sớm, có thể thu hoạch từ Rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 - 3 tháng để rải vụ cho nhu cầu tiêu dùng trước khi bưởi Diễn được thu hái. Quả chín khi hái xuống có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, tôm bưởi ít bị khô trong điều kiện bảo quản dân dã. Khi thu hoạch chính vụ, người dân thường xếp quả dưới nền nhà nơi cao ráo có thể để được đến tháng 1, tháng 2, thậm chí tháng 4, tháng 5 năm sau.

Những cây trồng bằng cành chiết vào năm thứ  4 có thể cho quả ổn định. Năng suất trung bình từ 130 - 300 quả/cây/năm. Năm 2010, tại xã Cát Quế, một cây bưởi Quế Dương của hộ ông Nguyễn Văn Điền đã cho tới 400 quả và bán được tới 6 triệu đồng. Năm 2010, vào mùa thu hoạch, các thương lái hoa quả vào tận nhà dân để thu mua, với giá bình quân 14.000 - 15.000 đồng/kg quả. Như vậy, mỗi sào Bắc Bộ trồng bưởi Quế Dương có thể cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng, cao có thể đạt 20 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

Để giúp cho việc phát triển cây bưởi ngọt Quế Dương, năm 2010 Sở NN&PTNT đã tiến hành bình tuyển cây đầu dòng để chọn ra nguồn gene tốt phục vụ nhu cầu phát triển giống bưởi quý. Kết quả đã lựa chọn được 13 cây đầu dòng trên tổng số 53 cây đề nghị dự tuyển. Hiện, giống bưởi ngọt Quế Dương tại xã Cát Quế có diện tích khoảng 20ha. Từ nay đến năm 2015, huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục phát triển thêm 50ha bằng cách giảm diện tích các cây trồng khác kém hiệu quả, thay thế bằng giống bưởi Quế Dương.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên Cứu Lai Tạo Thành Công Giống Dưa Chuột PC4 Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu Nghiên Cứu Lai Tạo Thành Công Giống Dưa Chuột PC4 Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu

Sản xuất dưa chuột ngày càng phát triển nên nhu cầu về giống của người dân khá lớn. Vừa qua, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu lai tạo thành công giống dưa chuột PC4 phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Giống dưa này không chỉ cho năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, mà còn phù hợp với chế biến xuất khẩu.

08/03/2012
Giống Lúa Chiên Chịu Mặn Giống Lúa Chiên Chịu Mặn

Đó là các giống lúa chiên trắng và chiên đen được Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) thuộc Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh TT- Huế phối hợp huyện Hương Trà phục tráng thành công.

05/03/2012
Giống Dâu Lai F1- VH15 Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Giống Dâu Lai F1- VH15 Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Giống dâu F1- VH15 có nhiều đặc điểm vượt trội. Lá dâu F1- VH15 có chiều dài trung bình từ 25 – 35cm. Đây là kích thước lớn gấp đôi so với lá của giống dâu thông thường ở địa phương. Bên cạnh đó, dâu lai F1 VH15 trồng bằng hạt, có bộ rễ cắm sâu vào mặt đất từ 4-5 m.

12/03/2012
Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt

Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.

09/03/2012
DT22 Vượt Dốc, Leo Đồi DT22 Vượt Dốc, Leo Đồi

Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…

12/03/2012