Nhân Rộng Đàn Lợn Có Gene Kháng Stress

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.
Tuy mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã cho những kết quả khả quan. Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Dự án phát triển đàn lợn có gene kháng stress được triển khai từ 7/2012, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu từ giống lợn Piétrain kháng stress của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do Vương quốc Bỉ tài trợ. Trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo, đàn lợn hạt nhân đã đáp ứng thường xuyên số lượng tinh lợn giống cho các đơn vị, cơ sở đặt hàng, bình quân 3.000 liều/tháng.
Hiện, TP có 3 đơn vị đảm nhiệm vai trò trung gian, liên doanh đặt hàng và cung cấp tinh lợn giống cho các trang trại chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV gia súc Hà Nội, Xí nghiệp giống vật nuôi Hà Nội, HTX dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa).
Theo PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng cao, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giống lợn Piétrain có gene kháng stress có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Giống lợn này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều lần do tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, khả năng sinh sản tốt.
Hiện nay, trên địa bàn TP đang phát triển và nhân rộng giống lợn này ở một số trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và nhân giống lợn, đặc biệt duy trì và phát huy tối đa gene của con giống "ông bà" (giống nguyên chủng). Trên thực tế, cần xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết để cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm thay thế sản phẩm truyền thống. Vì vậy, mở rộng chăn nuôi và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ được coi là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu "chăn nuôi gắn với tiêu thụ".
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.