Nhân Rộng Đàn Lợn Có Gene Kháng Stress

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.
Tuy mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã cho những kết quả khả quan. Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Dự án phát triển đàn lợn có gene kháng stress được triển khai từ 7/2012, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu từ giống lợn Piétrain kháng stress của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do Vương quốc Bỉ tài trợ. Trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo, đàn lợn hạt nhân đã đáp ứng thường xuyên số lượng tinh lợn giống cho các đơn vị, cơ sở đặt hàng, bình quân 3.000 liều/tháng.
Hiện, TP có 3 đơn vị đảm nhiệm vai trò trung gian, liên doanh đặt hàng và cung cấp tinh lợn giống cho các trang trại chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV gia súc Hà Nội, Xí nghiệp giống vật nuôi Hà Nội, HTX dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa).
Theo PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng cao, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giống lợn Piétrain có gene kháng stress có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Giống lợn này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều lần do tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, khả năng sinh sản tốt.
Hiện nay, trên địa bàn TP đang phát triển và nhân rộng giống lợn này ở một số trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và nhân giống lợn, đặc biệt duy trì và phát huy tối đa gene của con giống "ông bà" (giống nguyên chủng). Trên thực tế, cần xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết để cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm thay thế sản phẩm truyền thống. Vì vậy, mở rộng chăn nuôi và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ được coi là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu "chăn nuôi gắn với tiêu thụ".
Có thể bạn quan tâm

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...