Nhân rộng đại trà dự án áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI

Dự án được triển khai trong vụ Hè Thu năm 2015; có 133 hộ nông dân, với diện tích 60ha, ở xã An Bình Tây và Phú Lễ tham gia.
Nông dân được tập huấn kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM, kỹ thuật ủ giống, làm đất xử lý các yếu tố phèn, mặn; tìm hiểu về khí nhà kính và biện pháp gắn với kỹ thuật sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ nông dân 100% kinh phí giống và 30% chi phí vật tư.
Kết quả dự án đạt khá cao. Năng suất lúa bình quân trong dự án đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng 300kg/ha. Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ước lợi nhuận của mô hình trong dự án đạt 11 triệu đồng/ha, cao hơn lợi nhuận diện tích đối chứng 2,2 triệu đồng.
Đặc biệt, dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc sử dụng giống chất lượng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả...
Từ những kết quả đạt được, mô hình trồng lúa theo dự án trên có tính khả thi cao, có thể nhân rộng đại trà trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân có kinh nghiệm thường cho rằng bầu là giống khó “ăn” vì thường bị héo dây và thối rễ. Nay có giống bầu lai F1 Delta Queen 334 do Cty Liên doanh hạt giống Đông Tây cung cấp có khả năng chống úng tốt, cho năng suất và chất lượng vượt trội, đang mở hướng đột phá cho nông dân nghèo vùng lũ đầu nguồn

Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác, vì vậy chúng được Cụ thân sinh của ông Lê Văn Bảy (Bảy Ngữ) chọn lọc, ươm trồng từ hạt vào những năm 1960.

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.