Nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả

Trong đó, vụ đông xuân 2014-2015 thực hiện 27 cánh đồng lớn, diện tích hơn 13.100ha được 14 doanh nghiệp tham gia bao tiêu theo hình thức đầu tư xây dựng cánh đồng lớn và thu mua, 5 doanh nghiệp đăng ký đặt hàng bao tiêu sản phẩm.
Ở vụ hè thu 2015, thực hiện 36 cánh đồng lớn, tổng diện tích hơn 15.300ha, có 13 doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng cánh đồng lớn và 8 doanh nghiệp đăng ký đặt hàng bao tiêu sản phẩm.
Để nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã triển khai chương trình "Cùng nông dân ra đồng" với 557 điểm trình diễn, diện tích 764ha/557 hộ tham gia.
Kết quả 100% hộ nông dân gieo sạ tập trung theo lịch khuyến cáo né rầy, đa số các điểm trình diễn sử dụng giống xác nhận, mật độ gieo sạ từ 120 - 130kg/ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2015, ngành nông nghiệp tỉnh Long An triển khai nhiều chủ trương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua các chương trình như "Cánh đồng lớn", "Cùng nông dân ra đồng", chương trình lúa chất lượng cao, ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo hướng VietGAP.
Song song đó, ngành tăng cường hoạt động khuyến nông và bảo vệ thực vật, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch, nâng cao năng lực sấy lúa để gia tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.

Nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây người dân ở một số xã như: Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung... (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) đã đưa cây dứa gai vào trồng xen với cây cao su trên diện tích đất đồi dốc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Từ một xã có xuất phát điểm thấp trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, đến nay, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) vươn lên xếp thứ 2 trong thực hiện chương trình này của huyện với 18/19 tiêu chí đã hoàn thành.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.

Về Điền Công những ngày này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp mọi đường thôn, ngõ xóm. Dọc con đường “Nông thôn mới” kéo dài gần 6km, từ Quốc lộ 18A vào đến trung tâm xã, ô tô - xe máy chất đầy những quả dưa căng mọng nườm nượp vào ra, tạo nên một bức tranh ngày mùa vui, rộn ràng...