6 Sáng Kiến Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt Nam

Bộ NN-PTNT và Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) vừa đồng tổ chức hội thảo về tái cấu trúc ngành SX lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2014-2020 tại Hà Nội
Theo đó, IRRI sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai Chương trình tái cấu trúc ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng NTM.
Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI khẳng định, SXNN của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP đang có dấu hiệu giảm nhưng nếu tái cấu trúc đúng cách và có giải pháp phù hợp chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra kim ngạch XK và chiếm vị thế cao trong nền kinh tế.
Để thực hiện được mục tiêu này, sẽ cần thay đổi đáng kể cho tiểu ngành lúa gạo của Việt Nam vượt qua được những thách thức và 6 giải pháp sáng kiến quan trọng mà IRRI đưa ra gồm: lai tạo các giống lúa chất lượng cao và SX các loại gạo đặc sản theo hướng thương mại, đáp ứng sở thích của người tiêu dùng không chỉ trong mà ngoài nước; nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam; giảm tổn thất trước và sau thu hoạch trong chuỗi giá trị lúa gạo; thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; tiếp cận những nông hộ quy mô nhỏ đồng thời với việc có các biện pháp chính sách đẩy mạnh phát triển lúa gạo chất lượng, toàn diện và bền vững.
Tổng chi phí cho tập hợp các sáng kiến được đề xuất cho giai đoạn 2014-2020 vào khoảng 30 triệu USD hoặc 5 triệu USD mỗi năm.
IRRI mong đợi chương trình hỗ trợ kỹ thuật và các sáng kiến sẽ được tài trợ bởi Bộ NN-PTNT và một phần chi phí hỗ trợ kỹ thuật có thể được tài trợ thông qua Dự án chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Việt Nam đang được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/6-sang-kien-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-nam-post135215.html
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.