Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ

Vườn nhãn của lão nông Nguyễn Thanh Tâm (tên thường gọi là Ba Xê) ở ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang phát triển tốt, không hề có dấu hiệu bệnh tấn công. Kết quả này là nhờ ông Xê phát hiện loại giống nhãn mới có khả năng kháng bệnh chổi rồng.
Ông Xê cho biết, giống nhãn lạ này được ông phát hiện vào năm 2012. Ban đầu chỉ có 2 cây, sau một thời gian trồng, ông không thấy bị nhiễm bệnh chổi rồng mặc dù được trồng ngay sát các cây đã bị nhiễm bệnh nặng.
Ông Xê tạm thời gọi giống nhãn lạ này là nhãn Phú Tây.
“Để cho chắc ăn, tôi quyết định thử nghiệm ghép giống nhãn này với các gốc nhãn da bò của gia đình đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Sau thời gian quan sát, kết quả là phần cây phát triển lên từ giống nhãn lạ tiếp tục phát triển tốt và không hề có dấu hiệu bị lây nhiễm; trong khi đó các nhánh, chồi mọc ra trực tiếp từ gốc nhãn da bò thì tiếp tục bị bệnh tàn phá. Mình cũng thấy bất ngờ vì cùng trên một cây nhãn mà lại khác nhau như vậy” – ông Xê chia sẻ.
Đặc tính của loại nhãn này giống như nhãn da bò. Đặc biệt là loại giống này thích nghi được với cả vùng đất kém màu mỡ, dễ cho trái.
Đợt xử lý ra trái ở 10 cây đầu tiên, ông Xê bán được gần 400kg với giá bỏ mối ở chợ là 20.000 đồng/kg, trong khi giá nhãn da bò là 8.200 đồng/kg.
60 cây nhãn gốc nhãn do ông Xê ghép thử đang phát triển rất tốt, không thấy bị bệnh chổi rồng, mặc dù ông Xê không sử dụng thuốc diệt nhện lông nhung - loại nhện gây ra bệnh chổi rồng. Đến nay đã được 3 năm, nhãn tiếp tục phát triển xanh tốt, ông Xê đánh giá khả năng kháng được bệnh chổi rồng của loại nhãn này lên tới 99%.
Ông cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả, trái đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.
Cây nhãn Phú Tây 3 năm tuổi phát triển tốt khi được ghép với gốc nhãn da bò.
Phần gốc nhãn da bò khi ra chồi vẫn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong khi phần thân phát triển lên từ giống nhãn Phú Tây thì không hề bị.
Hiện nay giống nhãn này đang được các nhà vườn đua nhau đặt hàng.
Giống nhãn Phú Tây này hiện đang được gia đình ông Ba Xê cùng ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam kiểm định và xác định tên tuổi; đồng thời tiếp tục theo dõi về tính ổn định trong sinh trưởng, năng suất và lượng trái; khảo sát thêm các đặc điểm hình thái, sinh học, tính chống chịu sâu bệnh của giống nhãn này, đặc biệt là bệnh chổi rồng trước khi giới thiệu đến các nhà vườn khác.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Tây Ninh trình kỳ họp thứ hai -HĐND tỉnh khoá VIII cho biết, 5 năm qua (2006-2010), sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh tiếp tục duy trì được tăng trưởng cao trong điều kiện khó khăn và thách thức do dịch bệnh và thời tiết