Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Công ty Ánh Dương Sao đang phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên triển khai thu mua và xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ, đặc biệt là nhãn lồng ở Hưng Yên.
Theo đánh giá của doanh nghiệp thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên cao hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục Bảo vệ Thực vật xuống trực tiếp những địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp bốn mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa bước vào thu hoạch nhãn chính vụ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Trước đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Ánh Dương Sao (TP Hồ Chí Minh) đã thu mua nhãn từ các vùng trồng gắn mã số tại các tỉnh phía nam để xuất đi Mỹ. Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.