Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Công ty Ánh Dương Sao đang phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên triển khai thu mua và xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ, đặc biệt là nhãn lồng ở Hưng Yên.
Theo đánh giá của doanh nghiệp thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên cao hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục Bảo vệ Thực vật xuống trực tiếp những địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp bốn mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa bước vào thu hoạch nhãn chính vụ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Trước đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Ánh Dương Sao (TP Hồ Chí Minh) đã thu mua nhãn từ các vùng trồng gắn mã số tại các tỉnh phía nam để xuất đi Mỹ. Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục năm nay, khoai mỡ đã là loại cây trồng “ăn nên làm ra” của nhiều nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An). Nhưng với họ, vụ khoai mỡ năm nay lại là một mùa thu hoạch buồn.

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.

Từ đầu năm đến nay, giá thu mua hạt tiêu trên thị trường khá ổn định và luôn ở mức cao, khiến người trồng tiêu rất phấn khởi.

Lần đầu tiên Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vừa xuất khẩu sang Nhật 10 tấn chuối Laba Lâm Đồng. Kết quả này đã nhận được những “phản hồi” tích cực về triển vọng hợp tác lâu dài.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.