Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Công ty Ánh Dương Sao đang phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên triển khai thu mua và xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ, đặc biệt là nhãn lồng ở Hưng Yên.
Theo đánh giá của doanh nghiệp thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên cao hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục Bảo vệ Thực vật xuống trực tiếp những địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp bốn mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa bước vào thu hoạch nhãn chính vụ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Trước đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Ánh Dương Sao (TP Hồ Chí Minh) đã thu mua nhãn từ các vùng trồng gắn mã số tại các tỉnh phía nam để xuất đi Mỹ. Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, việc nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, diện tích ao đìa nuôi trồng thủy sản của năm 2012 chỉ 2.635 ha, giảm 12% so với năm 2011; sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại đạt 7.934 tấn, giảm 20%, do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

Ngày 4-7, ông Nguyễn Văn Thành, nông dân nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng đã tăng lên 42.500 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 18.000 đồng/kg; cá điêu hồng giống cũng có giá từ 30.000 - 41.000 đồng/kg (tùy kích cỡ).

Nằm trong dự án phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, xã Hùng Lô được UBND thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đầu tư dự án nuôi thí điểm gà ri lai thả đồi, vườn. 35 hộ trải đều ở 10 khu dân cư trong xã được lựa chọn mô hình nuôi gà thí điểm, đó là những hộ có diện tích đồi, vườn phù hợp, có nhân công lao động, nhiệt huyết chăn nuôi, kinh tế ổn định. Với tổng đàn 7000 con gà 1 ngày tuổi, bình quân 200 con/hộ, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong thời gian 4 tháng khi gà đảm bảo thời gian xuất bán.

Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP HCM bán.

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.