Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa

Tại xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên, khu vực có đặc sản “nhãn lồng Phố Hiến” nổi tiếng, nhiều hộ dân cho biết, sản lượng nhãn năm nay giảm đáng kể.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cừ, hộ trồng nhiều nhãn nhất xã Hồng Nam chia sẻ: “Với 1,4 ha, nếu như năm ngoái sẽ cho sản lượng gần 30 tấn nhãn, thì năm nay sản lượng không bằng một nửa”.
Theo ông Cừ, cơn mưa axit cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã khiến cho hoa nhãn bị hỏng. Những cây nhãn ra hoa vào đúng dịp này, coi như là không đậu được quả nào. Vườn nhãn nhà ông Cừ có tổng cộng trên 400 cây nhãn thì gần 2/3 số cây không có quả.
Không chỉ vườn nhãn nhà ông Cừ, mà hầu như hộ dân nào trong xã cũng mất mùa kiểu này. Ngoài tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt thì sâu bệnh cũng là lý do khiến cho người nông dân trồng nhãn ở đây phải đau đầu. Đa số những cây nhãn không được chăm sóc tử tế thì thường bị các loại sâu bệnh như bọ xít, sâu đục thân, chuột và đặc biệt là rệp trắng phá hoại.
Với diện tích 4 sào nhãn, gia đình bà Hạ, xã Hồng Nam mất sạch vì bị rệp trắng phá hoại. Đến ngày thu hoạch nhưng trong vườn không tìm thấy một quả nhãn.
“Nhà có cả một vườn nhãn mà muốn ăn lại phải ra ngoài mua!” bà Hạ chua xót nói.
Hiện tại, sản lượng nhãn bị sụt giảm nghiêm trọng do thời tiết và sâu bệnh nên người nông dân chỉ còn biết trông cậy vào giá nhãn. Nếu tính theo giá bán buôn như năm ngoái trung bình 25.000đồng/kg thì nguồn thu cũng theo đó mất đi một nửa. Trừ công chăm sóc, thuê nhân công thì số tiền lãi thu được chẳng là bao.
Có thể bạn quan tâm

Với một vụ mùa trúng đậm về giá như năm nay nên không khó để bắt gặp hình ảnh thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận đến vườn của nông dân “đặt cọc” xoài. Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung cho biết, gia đình vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký. Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài sắp đến ngày thu hoạch. Ngoài ra, giống xoài Tứ Quý trong vườn cũng đang ra hoa, sau Tết sẽ thu hoạch.

Qua theo dõi, đánh giá, cây dừa trồng thí điểm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trại dừa Đồng Gò tiếp tục chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đốm lá nhỏ, xử lý rệp sáp hại cục bộ cho diện tích dừa nói trên.

Tổng sản lượng thủy sản trong năm ước đạt 99.961 tấn. Trong đó sản lượng cá tra 94.840 tấn, cá điêu hồng 1.807 tấn và cá khác 2.700 tấn. Nhìn chung, do được sự quan tâm sâu sát của địa phương nên tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện luôn được duy trì và phát triển ổn định.

Trên cánh đồng ngày xưa, người nuôi tôm Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) từng khánh kiệt vì nguồn nước ô nhiễm, tôm chết hàng loạt. Nhưng rồi, trong cái khó người dân đã mạnh dạn đầu tư kiên cố trại, hồ thả nuôi cá, tôm kết hợp cua ở ba tầng nước và nhiều hộ đã thành công. Nay họ đang chăm cho cá, cua để kịp xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.