Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Hai tấn nhãn đầu tiên được Công ty TNHH Ánh Dương Sao thu mua, chuyển vào TP. HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Trước đó, đầu tháng 3/2015, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phối hợp với chuyên gia của Mỹ kiểm tra, đánh giá vùng sản xuất và chính thức cấp 2 mã số cho vùng sản xuất nhãn xuất khẩu của Hưng Yên gồm xã Hồng Nam trên diện tích 9,97 ha và xã Hàm Tử trên diện tích 10,82 ha. Hai mô hình sản xuất nhãn này được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, gắn với các yêu cầu của thị trường Mỹ. Dự kiến, tổng sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 180 - 220 tấn.
Việc thực hiện theo mô hình mới đã làm thay đổi nhanh nhận thức về sản xuất sản phẩm an toàn. Tuy nhãn xuất ngoại sản lượng còn ít, nhưng bà con nông dân khá hào hứng, kỳ vọng sẽ được giá và khẳng định thêm thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Bởi trước đây, thị trường tiêu thụ chính của các vùng nhãn lồng Hưng Yên chủ yếu là nội địa. Các thương lái đến tận vườn thu mua, số rất ít bán đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Việc trồng nhãn theo quy trình VietGap và việc đưa quả nhãn vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ sẽ khiến giá thành cao hơn, sản lượng tiêu thụ có phần hạn chế. Nhưng, các vùng trồng nhãn Hưng Yên cho rằng, nếu trước mắt chưa xuất khẩu được nhiều, nhãn nơi đây cũng không “lo ế” với giá bán dao động từ 25.000 đồng – 60.000 đồng/kg.
“Trên địa bàn thành phố có khoảng 60 - 70 tư thương nhỏ, lẻ và 1 hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam, ngoài ra còn có các tư thương và doanh nghiệp ở các địa phương khác đến mua và tiêu thụ nhãn. Chợ Dầu, xã Quảng Châu (TP.Hưng Yên) vào mùa nhãn chin, mỗi ngày có khoảng hơn 20 xe tải chở nhãn khoảng 50 - 70 tấn nhãn đi các nơi tiêu thụ”, Chủ tịch UBND TP.Hưng Yên Nguyễn Tuấn Cường cho biết.
Đến nay, diện tích trồng nhãn của tỉnh Hưng Yên đạt trên 3.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 2.700 ha, tập trung nhiều tại các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và TP.Hưng Yên. Năng suất nhãn trung bình hàng năm đạt 10 - 12 tấn/ha, sản lượng nhãn đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm với giá trị đạt hơn 700 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.