Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao

Huyện Điện Biên có khoảng 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, vải, hồng đỏ, táo, đào Pháp, thanh long, xoài, cam, quýt. Nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây ăn quả trồng tập trung ở khu vực lòng chảo trên diện tích đất vườn lớn hoặc trồng xen kẽ tại khu vực bãi màu.
Như trồng táo ở xã Thanh Xương; hồng không hạt, xoài Thái ở Thanh Hưng; quýt ở Thanh Chăn, Thanh Yên; chuối, đào Pháp ở Mường Phăng.
Tuy nhiên, để sản xuất có hướng bền vững phát triển ổn định, bà con trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên rất kỳ vọng vào một loại cây trồng cho thu nhập cao, dần xóa bỏ sản xuất phụ thuộc cây lúa. Năm 2012-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án ghép nhãn cải tạo qui mô 1,3ha, với 74 hộ triển khai tại 3 xã: Thanh Hưng, Thanh Luông, Sam Mứn từ nguồn vốn DANIDA của chính phủ Đan Mạch tài trợ.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn người dân thực hiện việc trồng, ghép và chăm sóc cây ghép.
Nhờ vậy, mô hình đạt kết quả rất khả quan: đa số mô hình đều thành công và đạt hiệu quả cao, cây ghép chỉ sau 1-2 năm đã được thu hoạch, cho ra thị trường sản phẩm quả nhãn chín muộn hơn chính vụ (sau khoảng 20 ngày đến một tháng); năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 3 - 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dày hơn nhãn thông thường, đem lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ sản xuất.
Điều đáng nói là khi tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết các mô hình, đa số các đại biểu tham dự đều đánh giá rất cao về tính hiệu quả của chương trình trồng và ghép nhãn chín muộn. Các hộ dân tại các xã lân cận đến học hỏi và nhờ tư vấn để cải tạo các vườn nhãn của gia đình.
Bà Phạm Thị Tươi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Từ thành công của mô hình, đến nay các hộ dân của các phường Tân Thanh, Mường Thanh, Thanh Trường, Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ; các xa:õ Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Pom Lót của huyện Điện Biên đang tiếp tục nhờ cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kinh nghiệm, cải tạo vườn nhãn, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Ông Vũ Quang Cường, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết: Mô hình ghép cải tạo nhãn đã giúp các hộ nhận thức việc thay thế giống nhãn kém hiệu quả sang giống nhãn có giá trị kinh tế, với giá bán 30.000-40.000 đồng/kg, trừ chi phí (tiền giống mắt ghép + vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) sau 1 năm thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha. Đây là mô hình rất hiệu quả và phù hợp với các gia đình có diện tích đất trồng nhãn rộng, lại cho thu nhập cao hơn, ít công chăm sóc so với cây lúa, cây ngô.
Trong thực tế, giống nhãn chín muộn thường chín rải rác, thời gian thu hoạch kéo dài, nên vẫn bán được giá cao, chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ khá rộng. Vì vậy các hộ trồng nhãn có thể yên tâm khi cải tạo vườn nhãn già cỗi kém hiệu quả của gia đình mình, bằng cách ghép mắt giống nhãn chín muộn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.

Điều kiện đất đai, thị trường, trình độ SX... dĩ nhiên mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi táo bạo từ cây lúa sang SX rau màu, tạo nên diện mạo sáng lạng, năng động cho SX nông nghiệp lẫn đời sống nông dân ở huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đáng để suy ngẫm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.

Giá lợn thịt, gà thịt chìm dài trong tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Cùng với đó, xuất hiện việc các thương lái thu gom lợn mỡ, trọng lượng hơn 1 tạ tại các trang trại, gia trại xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thực tế này khiến nhiều người chăn nuôi lo ngại.

Với nghề sản xuất hương thơm, ông Nguyễn Văn Khoa (54 tuổi), trú tại khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị, đã có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.