Nhà vườn méo mặt vì chanh không hạt rớt giá thảm hại

Ở thời điểm này giá chanh không hạt tại các nhà vườn Hậu Giang chỉ còn 4.000 - 6.000 đồng/kg
Ông Phan Văn Á, ngụ ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh - nơi có diện tích chanh không hạt lớn nhất huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, thời điểm này giá chanh không hạt có lúc xuống còn 4.000 - 6.000 đồng/kg.
“Tình hình giá cả như vầy tôi cũng không ngờ tới. Đây là giá bán thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Giá chanh thấp, sâu bệnh lại nhiều nên năm nay tôi chỉ huề vốn, không có lời” - ông Á thông tin.
Ông Lê Đức Trí, ngụ cùng xã Đông Thạnh cũng cho biết: “Tôi có hơn 3ha trồng chanh không hạt, với giá như hiện nay coi như không có lời. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì càng khổ nữa”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm gần đây, do nhận thấy việc trồng chanh không hạt lời nhiều nên hàng loạt nhà vườn đua nhau tăng diện tích.
Thậm chí, có nông dân còn sẵn sàng phá bỏ vườn nhãn, chôm chôm hoặc bỏ lúa để lên bờ trồng chanh không hạt.
Hậu Giang hiện có đến trên 1.000ha đất trồng chanh, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha trồng mới.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thì năm 2009 tỉnh này chỉ có khoảng 20ha chanh không hạt nhưng hiện nay có đến trên 1.000ha, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha đang trồng mới.
Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang nhận định, gần đây diện tích chanh không hạt trồng mới có xu hướng tăng nhanh, diện tích đang cho trái tăng theo hàng năm.
“Để hạn chế việc giá giảm như hiện nay thì chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho bà con áp dụng qui trình sản xuất chanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi sẽ tuyên truyền, không khuyến cáo bà con trồng mới diện tích chanh” - ông Long nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.