Nhà vườn cù lao đốn nhãn... trồng nhãn
Chia tay cây nhãn da bò!
Cây nhãn da bò đã gắn bó với nhà vườn ở đầu cù lao Minh mấy chục năm nay, đã giúp nhiều nhà vườn giảm nghèo tiến lên khá giàu, được nhà vườn cù lao đánh giá là “cây có năng suất cao, dễ trồng, dễ bán”.
Thật vậy cây nhãn da bò không kén đất, không cần chăm sóc thường xuyên, chỉ cần bón phân, tưới nước ở những thời điểm thích hợp, có thể cho trái quanh năm, năng suất cao trung bình 10 tấn/ha.
Nhiều hộ dân, nhiều cơ quan “trồng chơi” vài cây trước sân để che mát nhưng mỗi năm cũng có thể cho vài triệu đồng. Trái nhãn da bò rất dễ bán, nhà vườn thường bán “xô” cho thương lái, trái lớn thì đóng rổ bán tươi, trái nhỏ kể cả những trái rụng, giập thì đưa vô lò sấy.
Chính vì vậy nhãn da bò được nhiều nhà vườn ưa chuộng, diện tích trồng tăng nhanh: năm 2000 đạt gần 2.200ha, chiếm 61% diện tích vườn ở 4 xã cù lao. Nhưng từ năm 2000 trở đi, nhãn da bò bị bệnh chổi rồng, năng suất sụt giảm.
Nhà vườn tích cực chữa trị, có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng hiệu quả không cao, bệnh kéo dài. Một số nhà vườn chữa trị đạt kết quả tốt nhưng chi phí cao, không còn lời nhiều và nhiều nhà vườn đã quyết định chia tay cây nhãn da bò.
Nhãn Ido, xuồng cơm vàng thay thế
Nhãn Ido và xuồng cơm vàng đã có mặt ở đầu cù lao Minh hơn 20 năm nay. Nhãn Ido tuy hơi khó làm trái nhưng có ưu điểm là năng suất cao, chất lượng trái cao và có thể cho trái quanh năm.
Nhãn xuồng cơm vàng năng suất trung bình, dễ rụng trái khi thu hoạch nhưng tự ra hoa theo mùa và chất lượng trái cao.
Tuy nhãn Ido và xuồng cơm vàng có nhiều ưu điểm- nhất là chất lượng trái cao- nhưng xuất hiện vào thời điểm hoàng kim của nhãn da bò nên bị lu mờ, mặt khác nhãn Ido và xuồng cơm vàng chỉ bán nhãn tươi, không sấy được nên nhà vườn sợ khó khăn trong khâu tiêu thụ và ít chú ý.
Đến nay, khi nhãn da bò bị sâu bệnh kéo dài nhà vườn “bó tay” thì phải chuyển đổi. Đến giữa năm nay, ở đầu cù lao Minh đã có 997ha nhãn da bò bị đốn, phần lớn chuyển sang trồng nhãn Ido và xuồng cơm vàng.
Phương châm làm vườn trong cơ chế thị trường là trồng những loại trái cây thị trường ưa chuộng, chứ không phải loại trái cây nhà vườn thích. Hiện nay nhãn Ido và xuồng cơm vàng được thị trường rất ưa chuộng, luôn được giá, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, khi nhãn da bò bị bệnh, tuy gây thiệt hại nhiều nhưng là cơ hội để nhà vườn chuyển đổi giống cây trồng mới, nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
Song vấn đề đặt ra hiện nay là diện tích nhãn Ido và xuồng cơm vàng ngày càng tăng, thời gian tới sẽ cho một sản lượng trái lớn và đã xuất hiện sâu bệnh (nhãn Ido đã có hiện tượng nhiễm bệnh chổi rồng). Vì vậy cần có biện pháp tích cực để phòng trị sâu bệnh và xúc tiến việc hợp tác, liên kết tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.

Cuối năm 2014, đề tài “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân Hàm Thuận Nam” đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chính thức khởi động. Dù mới trải qua bước tọa đàm, trao đổi một số nội dung xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, song loại hình này rất được các bên liên quan kỳ vọng…

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau), nhất là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Có những lúc cây chuối được xem là cây giảm nghèo cho người dân xứ rừng. Vậy mà thời gian gần đây, giá chuối liên tục giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho bà con.