Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Vườn Bến Tre Chặt Bỏ Cây Cacao

Nhà Vườn Bến Tre Chặt Bỏ Cây Cacao
Ngày đăng: 05/08/2014

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.

Hiện diện tích cây cacao tại địa phương này chỉ còn hơn 5.200ha, giảm gần một nửa so với hơn 10.600ha trước đó.

Ông Nguyễn Văn Xem (xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành) cho biết đang chặt bỏ dần cacao trồng xen dừa do cây cacao cạnh tranh dinh dưỡng với cây dừa rất nhiều.

Theo ông Xem, mật độ trồng cacao dày (40 cây/1.000m2) nên cả hai cây đều không cho trái, nếu tăng lượng phân bón, không lãi so với giá thu mua. “Còn nếu chặt tỉa chỉ chừa một cây trong khoảng cách hai cây dừa, cacao cho trái nhưng không đủ cho... sóc ăn!” - ông Xem nói.

Dự án trồng 10.000ha cây cacao ở Bến Tre với mục đích tăng thu nhập cho nhà vườn trồng dừa. Tuy nhiên, sau khi đạt diện tích hơn 10.600ha vào năm 2012, cây cacao bắt đầu bị nhiều nhà vườn chặt bỏ. Nguyên nhân chính là cây cacao nay không mang lại hiệu quả, thậm chí cây không trái, giá mua tụt giảm.

Theo nhiều nhà vườn, giá thu mua cacao từ cuối năm 2012 và năm 2013 giảm mạnh, dưới 4.000 đồng/kg trái và dưới 30.000 đồng/kg hạt, thấp hơn nhiều so với giá bưởi da xanh (50.000 đồng/kg), giá trái chanh mùa nắng (30.000 đồng/kg), chuối 3.000 đồng/kg... Do đó nông dân chặt cacao để chuyển sang trồng những loại cây cho thu nhập cao hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Khổng - trưởng Ban điều hành dự án cacao tỉnh Bến Tre - cho rằng do việc chuyển giao kỹ thuật chưa tới, cây cacao chưa được chăm sóc đúng mức nên cây không trái, nhiều nhà vườn ở Bến Tre đã chặt cây cacao để chuyển sang cây trồng khác.

Tuy nhiên, ông Khổng cho biết Bến Tre đã có nhà máy chế biến cacao trong Khu công nghiệp Giao Long, công suất giai đoạn đầu 1.000 tấn/năm và sẽ nâng lên 2.000 tấn/năm. Nhu cầu thu mua nguyên liệu rất lớn.

“Hiện cây cacao nhất thời chưa cạnh tranh lại với một số cây trồng khác nhưng về lâu dài là cây thực phẩm chất lượng. Nên bà con nông dân cần được định hướng, giữ ổn định diện tích cacao trong thời gian tới” - ông Khổng khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La

Chè Ngam La (Hà Giang) từ lâu được biết đến bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Có một thời, người dân đã chặt bỏ nhiều cây chè cổ thụ vì giá chè quá rẻ. Đúng lúc đó, một phụ nữ Tày đã khôi phục và phát triển thương hiệu chè Ngam La...

12/08/2013
Có Đam Mê Sẽ Thành Công Có Đam Mê Sẽ Thành Công

29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.

12/08/2013
Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

13/08/2013
Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

13/08/2013
Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

13/08/2013