Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng

Chiếc cày đa năng của anh Lê Tất Dũng được làm bằng việc tận dụng các loại thiết bị, máy móc cũ của xe máy.
“Hàng ngày, tôi thấy bà con ở quê hì hục cuốc đất. Cuốc xong lại phải rạch hàng, tỉa hoặc gieo hạt, tốn nhiều thời gian, công sức.
Tôi đã nghĩ ra việc chế ra máy cày đa năng thay nhà nông làm những việc đó…”- anh Dũng nhớ lại. Sau hơn một tháng mày mò, nghiên cứu, chế tạo, cuối cùng chiếc máy cày đa năng của anh Dũng đã hình thành và vận hành thành công vào tháng 6.2014.
“Chiếc máy cày nhỏ gọn, nhưng có năng suất gấp hơn 10 lần so với lao động thường và rất có ý nghĩa khi rọc và gieo tỉa các loại cây xen canh trên đất đang trồng các loại cây khác.
Chức năng này các máy cày hiện có không làm được.
Với chiếc máy cày này, chỉ cần 1 lít xăng, chạy một tiếng đồng hồ, bà con nông dân có thể làm được 3- 4 sào đất, và một ngày có thể làm 30-40 sào”- anh Dũng khẳng định.
Hiện, nông dân nhiều nơi đã mua máy cày của anh Dũng về sử dụng.
Mỗi chiếc bán ra thị trường, anh Dũng bảo hành cho bà con từ 2-3 năm. Giá bán mỗi chiếc chừng 2,5 triệu đồng, trừ các chi phí, mỗi chiếc, anh chỉ lãi 500.000 đồng.
Sau khi sáng chế ra chiếc máy cày đa năng, anh Dũng còn sáng chế ra máy bóc vỏ đậu xanh khá hiện đại và hiệu quả. Với chiếc máy này, mỗi giờ có thể bóc được hơn 200kg hạt đậu xanh.
Điều anh Dũng trăn trở là kiếm đủ tiền để đăng ký độc quyền sáng chế chiếc máy cày đa năng. “
Nếu có nhà tài trợ đầu tư, tôi sẽ mạnh dạn mở rộng cơ sở để sản xuất hàng loạt máy cày đa năng nhằm giảm giá thành.
Khi đó, 10 chiếc máy cày đầu tiên tôi làm sẽ dành tặng cho nông dân nghèo ở các vùng…” - anh Dũng mơ ước.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.