Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng NN-PTNT, kết luận của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản cho biết: Nguyên nhân ngao chết trên diện rộng tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua không phải là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút.
Thực tế, ngao chết là do mưa lớn, độ mặn nước biển giảm xuống 8 phần nghìn làm con ngao bị sốc nước ngọt, giảm khả năng đề kháng.
Sau đó, từ ngày 8-8, nước biển lại có độ mặn cao từ 30 đến 32 phần nghìn cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến con ngao bị chết hàng loạt tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Bộ NN-PTNT trong thời gian tới sẽ đặt trạm quan trắc cảnh báo tại những vùng nước không an toàn nhằm khuyến cáo ngư dân dừng hoạt động sản xuất khi môi trường không bảo đảm
Diện tích nuôi ngao của Thái Bình rất lớn (hơn 3.200 ha), sức cạnh tranh cao, sản lượng chiếm trên 50% toàn quốc. Trong khi đó, ngao giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Vụ trưởng Vụ khoa học sớm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao trên cơ sở huy động các chuyên gia đầu ngành, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai tại tỉnh Thái Bình trong năm 2015.
Về việc khắc phục hậu quả do ngao chết diện rộng tại địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định: Ngao chết là do thiên tai (có yếu tố nắng nóng) cho nên theo quy định của Nhà nước ngư dân Thái Bình sẽ được hỗ trợ thiệt hại.
Bộ trưởng cho biết, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 70% kinh phí, còn lại là Ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cần khẩn trương rà soát, thống kê chính xác, đầy đủ diện tích ngao chết trên thực tế để trình Bộ xem xét, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.

Chúng tôi trở lại thôn La Chữ thuộc xã Phước Hữu vào dịp toàn tỉnh thi đua lập thành tích kỷ niệm 38 năm giải phóng quê hương Ninh Thuận. Nông dân địa phương tập trung ra đồng chăm sóc hoa màu và thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân 2013. Cây dưa luân canh trên đất lúa cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.

Những ngày vừa qua, bà con nông dân xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tiến hành thu hoạch lúa đông xuân. Niềm vui được mùa lúa như tiếp thêm động lực cho người dân vùng ven biển quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả giữa cái nắng như thiêu đốt của mùa hè.

Nắng nóng kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn hécta đất trồng lúa ở Nghệ An bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.