Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng NN-PTNT, kết luận của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản cho biết: Nguyên nhân ngao chết trên diện rộng tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua không phải là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút.
Thực tế, ngao chết là do mưa lớn, độ mặn nước biển giảm xuống 8 phần nghìn làm con ngao bị sốc nước ngọt, giảm khả năng đề kháng.
Sau đó, từ ngày 8-8, nước biển lại có độ mặn cao từ 30 đến 32 phần nghìn cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến con ngao bị chết hàng loạt tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Bộ NN-PTNT trong thời gian tới sẽ đặt trạm quan trắc cảnh báo tại những vùng nước không an toàn nhằm khuyến cáo ngư dân dừng hoạt động sản xuất khi môi trường không bảo đảm
Diện tích nuôi ngao của Thái Bình rất lớn (hơn 3.200 ha), sức cạnh tranh cao, sản lượng chiếm trên 50% toàn quốc. Trong khi đó, ngao giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Vụ trưởng Vụ khoa học sớm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao trên cơ sở huy động các chuyên gia đầu ngành, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai tại tỉnh Thái Bình trong năm 2015.
Về việc khắc phục hậu quả do ngao chết diện rộng tại địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định: Ngao chết là do thiên tai (có yếu tố nắng nóng) cho nên theo quy định của Nhà nước ngư dân Thái Bình sẽ được hỗ trợ thiệt hại.
Bộ trưởng cho biết, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 70% kinh phí, còn lại là Ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cần khẩn trương rà soát, thống kê chính xác, đầy đủ diện tích ngao chết trên thực tế để trình Bộ xem xét, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.

Chuyện chỉ có ở Củ Chi: "ép" nông dân tiêm phòng cho bò thì mới thu mua sữa; ai nuôi bò nhiều được hỗ trợ tiền làm chuồng, hầm bi-ô-ga; hỗ trợ 50% kinh phí khi người nuôi bò mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), năm nay 20 ha vú sữa ở xã Hợp Đức cho sản lượng ước đạt hơn 100 tấn.

Bệnh viện cây ăn quả ĐBSCL (Sofri) cho biết: khi thấy trái dừa nứt trên cây hay thấy trái rụng, lấy dao bằm vỏ thấy khu vực đầu trái có nhiều vết thâm đen là do nấm đã tấn công vào mầu dừa (đài trái nằm giữa cuống và trái).

Hiện nay, do thị trường khu vực TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ chậm, đồng thời các vườn ổi Đài Loan trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, nên thương lái trên địa bàn huyện thu mua ổi với giá 1.200 đồng/kg.