Nhà nông trẻ thành công với bưởi da xanh

Không những thế, anh Liêm còn là một cán bộ Đoàn nhiệt huyết, có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương.
Kế thừa vườn bưởi của gia đình từ năm 2008, anh Liêm đã chủ động tìm tòi, học tập kỹ thuật tiến hành trồng bưởi da xanh trên diện tích 2,5 ha.
Từ kinh nghiệm của gia đình truyền đạt, cộng với kiến thức tự học ở các kênh thông tin và thực tiễn tham quan các vườn bưởi đã giúp anh gây dựng thành công mô hình.
Anh Liêm nói: “Khi mình học hỏi thì phải biết lọc ra ưu điểm và khuyết điểm để phù hợp với điều kiện mình có.
Nếu trong quá trình sản xuất, không chịu khó học hỏi thì mình sẽ thất bại”.
Là một nhà nông trẻ nhưng với sự cố gắng và siêng năng trong lao động, anh Liêm đã thành công ngay từ thời gian đầu khởi nghiệp.
Các kỹ thuật mới được áp dụng trên vườn bưởi của anh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trung bình mỗi năm, anh Liêm có mức thu nhập từ vườn bưởi hơn 500 triệu đồng; đồng thời tạo việc làm cho nhiều thanh niên ở địa phương.
Vì thế, anh được nhiều nông dân tin tưởng, đến tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về trồng bưởi.
Không chỉ sản xuất giỏi, anh Liêm còn là một cán bộ Đoàn tâm huyết trong công tác.
Ngoài thời gian dành cho vườn bưởi, anh vẫn luôn hoàn thành tốt vai trò là Bí thư Chi đoàn ấp Chánh Hưng.
Với phương châm cùng tăng gia sản xuất, giúp nhau vượt khó, anh đã tạo điều kiện cho một số đoàn viên thanh niên có việc làm để ổn định kinh tế cho gia đình từ việc trồng bưởi da xanh.
Thời gian qua, anh Liêm còn hỗ trợ hơn 200 cây giống bưởi da xanh cho đoàn viên thanh niên và hộ nghèo ở địa phương trồng, phát triển kinh tế.
Ngoài ra, anh còn hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi của chi đoàn, tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Những nỗ lực của anh Liêm trong sản xuất nông nghiệp và công tác Đoàn đã được Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn ghi nhận và khen thưởng.
Đặc biệt, anh đã đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho nhà nông trẻ xuất sắc, nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
Anh Liêm còn là đại biểu tham gia Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ IV năm 2015 và tham dự Đại hội Công dân trẻ tỉnh năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Với số tiền lãi từ việc nuôi hai con bò và 600 con vịt, ông quyết định mở rộng mô hình làm kinh tế VAC của mình. Theo phương châm “tích lũy từ ít thành nhiều” để làm kinh tế, hai vợ chồng ông đào ao nuôi cá, tận dụng trồng rau muống nước trên mặt ao để làm thức ăn cho heo, gà, vịt. Ông còn trồng cỏ quanh bờ ao cá.

Các nhà vườn cho biết, chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10-15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái. Bình quân một cây cho sản lượng trái từ 40-50 kg/năm. Theo tính toán, 1ha cam xoàn cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Liễu Đô (Lục Yên) đã đăng ký phấn đấu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015.

Theo kết quả điều tra, khảo sát các cá thể cây sầu riêng từ năm 2011-2013 của Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ, giống sầu riêng “SR HB11” được Trung tâm giao cho nhà vườn trồng tại xã Long Phước từ năm 1996 có nhiều đặc tính nổi trội về năng suất ổn định (352 kg/cây), phẩm chất và khả năng chịu sâu bệnh cao…

Có tín hiệu đáng mừng trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, thông tin từ Bộ Công thương.