Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 26/03/2014

Nhiều nông dân TP.HCM đã bắt đầu đột phá vào công nghệ cao như: Nhà kính, hệ thống tưới phun sương..., thậm chí sẽ đầu tư vào công nghệ sinh học.

Tận dụng những kiến thức của một kỹ sư cơ khí, anh Nguyễn Thanh Phong (xã An Phú, huyện Củ Chi) đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng để tự xây dựng nhà kính trồng lan hồ điệp. Anh cho rằng, nếu không dám mạo hiểm tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, những công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì sẽ rất khó đột phá để nâng cao giá trị sản xuất. Hiện anh đang trồng hơn 20.000 gốc lan hồ điệp đang trong quá trình thu hoạch hoa.

Đồng quan điểm với anh Phong, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi)- chủ một vườn lan rộng 4ha, cũng cho biết làm nông bây giờ, nhất là trong điều kiện ở TP.HCM nếu không dám đầu tư, tận dụng chất xám trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ cao thì rất khó thành công. Hiện chị đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống tưới phun sương và nhà lưới cho trang trại lan.

Chị Thanh Huyền cho biết đang có kế hoạch đầu tư hệ thống cấy mô để nhân giống lan. “Tôi đã sang nước ngoài xem hệ thống cấy mô rồi. Tôi cần trang bị kiến thức thêm trước khi đầu tư hệ thống này” - chị nói. Theo chị Huyền, chi phí đầu tư hệ thống cấy mô và công trình nghiên cứu cũng chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tủi – Trưởng phòng Kinh tế (Hội Nông dân TP.HCM), chương trình chuyển giao công nghệ cao cho nông dân ở TP.HCM đang diễn ra khá chậm. Tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) - một xã điểm trong chương trình chuyển giao công nghệ cao của thành phố, việc chuyển giao cho đến giờ cũng mới chỉ là cây, con giống, các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp và một số mô hình nhà lưới, hệ thống tưới phun sương, máy vắt sữa bò.

Ông Mai Văn Nhắc – cán bộ khuyến nông xã cho biết cả xã cũng chỉ có chưa đến chục hộ trồng lan được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM hỗ trợ hệ thống tưới phun sương và nhà lưới. Lý giải điều này, chị Nguyễn Thị Nguyên Trinh – Trưởng phòng Quản lý kế hoạch và chuyển giao công nghệ (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM) cho biết giữa cung - cầu còn khập khễnh.

Nông dân luôn tính đến hiệu quả kinh tế, tính an toàn… trước khi quyết định đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, một chủ vườn lan ở Củ Chi lại cho rằng nguyên nhân là do công nghệ được chuyển giao giá thành còn khá cao.

Theo tính toán của nông dân trồng lan tại TP.HCM, đầu tư một nhà kính rộng 1.000m2 giá thành khoảng 3 tỷ đồng, cùng diện tích nhà lưới là 400 triệu đồng. Theo chị Nguyên Trinh, trong thời gian tới trung tâm sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sinh học cho nông dân TP.HCM và các tỉnh, thành trong nước.


Có thể bạn quan tâm

GAP Vẫn Còn Là Mô Hình GAP Vẫn Còn Là Mô Hình

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

01/08/2014
Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

01/08/2014
Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

01/08/2014
Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

01/08/2014
Tràm Liên Tục Mất Giá Tràm Liên Tục Mất Giá

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.

01/08/2014