Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động

Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp, thuộc Betrimex là đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm từ dừa đầu tiên của Bến Tre và cả nước mạnh dạn ứng dụng công nghệ Tetra Pack (Thụy Điển). Đây là nhà cung cấp hàng đầu về các thiết bị và giải pháp cho thực phẩm có thời hạn sử dụng dài, với công nghệ tiệt trùng UHT - được xem là hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm hiện nay.
Theo công nghệ mới này, nước dừa nguyên liệu được xử lý ở nhiệt độ cao khoảng 140oC trong thời gian rất ngắn, sau đó làm nguội nhanh, đột ngột ở nhiệt độ thấp, giúp tiêu diệt hầu hết vi khuẩn có hại và giữ lại tối đa mùi vị, dưỡng chất bổ ích tự nhiên của sản phẩm. Ngoài ra, các chất thành phần không có lợi cho cơ thể người trong nước dừa nguyên liệu sẽ được tách bỏ qua một hệ thống xử lý. Nước dừa thành phẩm sẽ được đựng trong hộp bao bì bằng giấy, đảm bảo an toàn vệ sinh, thân thiện môi trường và ít tốn nguyên liệu.
Ông Trần Văn Đức - Tổng Giám đốc Betrimex cho biết, toàn dự án có diện tích 7,5ha, với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng. Giai đoạn đầu, đơn vị giải quyết việc làm từ 300 - 400 lao động. Công suất khi hoạt động chính thức 38 triệu lít nước dừa/năm, tương đương tiêu thụ 120 triệu quả dừa/năm. Ngoài các sản phẩm truyền thống như: dừa khô trái, cơm dừa sấy khô, chỉ xơ dừa, sản phẩm từ chỉ xơ dừa, than gáo dừa, các mặt hàng nông sản khác… nước dừa đóng hộp là sản phẩm mới tinh chế của công ty, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ dừa.
Dự kiến nhà máy sẽ vận hành chính thức vào đầu tháng 6-2015. Khi đó, doanh nghiệp là đơn vị sản xuất khép kín các sản phẩm dừa, từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến cho ra thành phẩm xuất khẩu với doanh thu ước trên 100 triệu USD/năm.
Để nhà máy hoạt động một cách hiệu quả, bền vững, công ty đang xây dựng đề án vườn dừa hữu cơ tại huyện Giồng Trôm. Tăng cường quản lý vườn dừa nguyên liệu, chăm sóc người trồng dừa với mức vốn đầu tư khoảng 21 tỷ đồng. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động liên kết thu mua với nông dân, các tổ hợp tác trồng dừa và mở thêm nhiều nhà máy sơ chế dừa tại các huyện trồng dừa trọng điểm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.