Nguyễn Phúc Lợi Làm Kinh Tế Giỏi

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.
Sinh năm 1967 ở Hà Tây, vào lập nghiệp trên đất Lâm Đồng từ năm 1997, đến năm 2007, anh Nguyễn Phúc Lợi chọn Bảo Lộc làm nơi định cư, lập nghiệp, cùng quyết tâm lao động thoát nghèo để vươn lên làm giàu.
Là người đã có ít nhiều kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi, thả cá, anh Lợi tìm hiểu điều kiện nguồn nước, khí hậu, môi trường để vào đời theo cách riêng của mình. Anh Nguyễn Phúc Lợi chọn thôn Ánh Mai 3 để lập trang trại thả cá kết hợp chăn nuôi có quy mô 7ha.
Trong đó, anh sử dụng 4,5ha với 21 ao hồ sử dụng nuôi cá; diện tích còn lại, anh xây dựng chuồng trại nuôi heo giống và heo thịt. Anh Lợi chia sẻ: “Với điều kiện thuận lợi như hiện nay, sản phẩm cung không đủ cầu và có nhiều thương lái đặt hàng thường xuyên, tôi dự định mở thêm 1 mô hình vườn - ao - chuồng với diện tích 2ha”.
Đất ở khu vực này có độ pH thấp, thuận lợi cho cá nước ngọt phát triển. Các loại cá anh Lợi nuôi đang phát triển khá tốt, với nhiều loại đang bán rất chạy trên thị trường, như rô phi đơn tính, cá trê, cá chép...
Với uy tín đã được gây dựng trong nhiều năm chăn nuôi, khách hàng đến với trang trại của anh Lợi hoàn toàn yên tâm về giá cả, chất lượng. Vì vậy, khách hàng đến giao dịch mua bán mỗi ngày một đông hơn. Hiện nay, cá của anh không những có mặt tại thị trường Bảo Lộc mà còn xuất bán ra cả thị trường Di Linh, Đà Lạt, Đăk Nông.
Anh K’Huân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, cho biết: “Anh là người chịu khó học hỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và đã sớm thành công với mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi heo. Anh là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã”.
Không dừng lại ở những việc đã làm được, anh Nguyễn Phúc Lợi đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá, kết hợp chăn nuôi heo và làm vườn. Hiện nay, đàn heo của anh đã có 40 heo nái đang trong thời kỳ sinh sản, cùng với hơn 250 heo thịt; dự kiến sau một thời gian nữa, sẽ phát triển đàn lên 100 heo nái và 500 heo thịt theo phương pháp nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.