Nguyễn Dương Tiển Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi truyền thống sang vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường mà anh Nguyễn Dương Tiển (ấp 10, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long - ảnh) ngày càng ăn nên làm ra…
Đến thăm mô hình nuôi bồ câu Mỹ của anh Nguyễn Dương Tiển, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy từ khâu chăm sóc, quy trình xử lý chất thải, cách bảo quản và chăm sóc con non… tất cả đều rất bài bản, chẳng khác gì một trang trại.
Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.
Anh tiến hành tìm kiếm địa chỉ cung cấp con giống đảm bảo chất lượng và lên tận Tiền Giang để mua về 1 cặp bồ câu giống với giá 800.000 đồng. Nhờ chăm sóc tốt, sau 3 tháng cặp chim giống bắt đầu sinh sản. Từ cặp bố mẹ ban đầu, sau 1 năm anh đã có được 8 cặp bồ câu bố mẹ.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1836DF/Nguyen_Duong_Tien_Thanh_cong_tu_mo_hinh_nuoi_bo_cau.aspx
Số lượng chim bồ câu con trong bầy của anh Tiển ngày một tăng lên. Thấy giống bồ câu nhìn lạ mắt và lớn con, thịt cũng rất ngon nên có nhiều người tìm đến mua giống về nuôi. Với giá bán từ 500.000 - 700.000 đồng/cặp (tùy kích cỡ), chỉ tính tiền bán bồ câu giống, anh Tiển thu lãi trên 50 triệu đồng. Từ kết quả đó, anh mạnh dạn bỏ ra trên 100 triệu đồng để đầu tư các trang thiết bị cũng như xây cất chuồng trại tiếp tục nhân rộng mô hình. Hiện trại của anh đang có 34 cặp bồ câu bố mẹ.
Cùng với chim bồ câu Mỹ, anh Tiển còn tìm hiểu và mua thêm một số loài khác như: chim Trĩ, gà Đông Tảo, gà kiểng… để đa dạng hóa vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sự thành công của các mô hình do anh Nguyễn Dương Tiển thực hiện cho thấy, nếu biết nắm bắt nhu cầu thị trường và mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất sẽ giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, phát triển cuộc sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ đã xây dựng thành công dự án “Nuôi cá hồi vân thương phẩm tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn”

Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.

Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối.