Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguyễn Dương Tiển Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu

Nguyễn Dương Tiển Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu
Ngày đăng: 14/11/2014

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi truyền thống sang vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường mà anh Nguyễn Dương Tiển (ấp 10, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long - ảnh) ngày càng ăn nên làm ra…

Đến thăm mô hình nuôi bồ câu Mỹ của anh Nguyễn Dương Tiển, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy từ khâu chăm sóc, quy trình xử lý chất thải, cách bảo quản và chăm sóc con non… tất cả đều rất bài bản, chẳng khác gì một trang trại.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Anh tiến hành tìm kiếm địa chỉ cung cấp con giống đảm bảo chất lượng và lên tận Tiền Giang để mua về 1 cặp bồ câu giống với giá 800.000 đồng. Nhờ chăm sóc tốt, sau 3 tháng cặp chim giống bắt đầu sinh sản. Từ cặp bố mẹ ban đầu, sau 1 năm anh đã có được 8 cặp bồ câu bố mẹ.

Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1836DF/Nguyen_Duong_Tien_Thanh_cong_tu_mo_hinh_nuoi_bo_cau.aspx

Số lượng chim bồ câu con trong bầy của anh Tiển ngày một tăng lên. Thấy giống bồ câu nhìn lạ mắt và lớn con, thịt cũng rất ngon nên có nhiều người tìm đến mua giống về nuôi. Với giá bán từ 500.000 - 700.000 đồng/cặp (tùy kích cỡ), chỉ tính tiền bán bồ câu giống, anh Tiển thu lãi trên 50 triệu đồng. Từ kết quả đó, anh mạnh dạn bỏ ra trên 100 triệu đồng để đầu tư các trang thiết bị cũng như xây cất chuồng trại tiếp tục nhân rộng mô hình. Hiện trại của anh đang có 34 cặp bồ câu bố mẹ.

Cùng với chim bồ câu Mỹ, anh Tiển còn tìm hiểu và mua thêm một số loài khác như: chim Trĩ, gà Đông Tảo, gà kiểng… để đa dạng hóa vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự thành công của các mô hình do anh Nguyễn Dương Tiển thực hiện cho thấy, nếu biết nắm bắt nhu cầu thị trường và mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất sẽ giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, phát triển cuộc sống gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

30/07/2015
Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

30/07/2015