Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Trong Dịp Tết Nguyên Đán

Nguy Cơ Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Trong Dịp Tết Nguyên Đán
Ngày đăng: 11/02/2015

Cúm gia cầm có thể xuất hiện rải rác các ổ dịch tại một số địa bàn có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Đó là cảnh báo của ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều nay (10/2), tại Hà Nội.

Theo nhận định chung, công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời gian qua được các địa phương thực hiện tốt, hiện cả nước không phát sinh ổ dịch mới.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.

Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, thời điểm trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 các địa phương cần tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người. Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virrus cúm A/H7N9.

Ông Phạm Văn Đông cho biết, virus H7N9 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 3/2013, đến năm 2014, tổng cộng 306 người ở Trung Quốc đã được báo cáo bị nhiễm H7N9, trong đó 130 trường hợp đã tử vong. Những tháng cuối năm 2014, dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh trở lại tại Trung Quốc và đã lây lan tới gần biên giới Việt Nam.

“Do đó, các địa phương cùng các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm soát, “siết chặt” khâu vận chuyển và buôn bán gia cầm đồng thời ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, tuyệt đối không chủ quan trong công tác phòng chống dịch dịp Tết.

Khi phát hiện có ổ dịch cần tiến hành khoanh vùng dập dịch không để bùng phát lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở cần tăng cường việc lấy mẫu và tiến hành tiêm vắcxin để chủ động phòng chống dịch bệnh,” Cục trưởng Phạm Văn Đông nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Phấn Đấu Sản Xuất 350.000 Tấn Cá Tra Đồng Tháp Phấn Đấu Sản Xuất 350.000 Tấn Cá Tra

Để đảm bảo ổn định nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch phát triển vùng cá tra lên 2.176 ha, đảm bảo sản lượng ổn định 350.000 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.

14/12/2011
Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Sau Một Đêm Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Sau Một Đêm

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

26/02/2012
Giải Cứu Loài Cá Bí Ẩn Trên Dòng Mê Kông Giải Cứu Loài Cá Bí Ẩn Trên Dòng Mê Kông

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

01/10/2011
Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

25/01/2012
Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

01/03/2012