Nguy Cơ Xóa Vùng Nguyên Liệu Bông Vải

Cánh đồng trồng cây bông vải của huyện Tuy An trước đây rộng gần 200ha, nay đã thu hẹp đáng kể. Nguyên nhân là do giá bông quá thấp, nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này.
Cánh đồng chuyên trồng cây bông vải ở các xã An Hiệp, An Hòa, An Mỹ (huyện Tuy An) trước đây rộng 190ha, vụ xuân hè này chỉ còn 10ha. Thời tiết nắng hạn kéo dài, cây bông thiếu nước, tỉ lệ hoa đậu trái thấp. Thêm vào đó, giá bông chỉ ở mức 13.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg so với trước đây, khiến người trồng lỗ nặng.
Ông Trần Văn Thân ở xã An Hiệp cho biết, mấy năm trước, gia đình ông trồng 3 sào bông, sau khi trừ chi phí, lãi gần 15 triệu đồng. Còn năm nay, không chỉ bông mất mùa mà giá bông còn giảm mạnh, nên gia đình ông chỉ lãi khoảng 1 triệu đồng.
Cánh đồng Láng ở xã An Hiệp trước đây là vùng chuyên trồng bông vải, nay hầu hết nông dân chuyển sang trồng rau, đậu. Số ít trồng bông vải nhưng nông dân không được Trạm Bông Phú Yên cho mượn phân bón để bón cho cây bông, một số ít hộ được hỗ trợ nhưng ở mức thấp. Do không có vốn nên một số hộ “khoán trắng” cho đất nuôi cây bông, được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu!
Còn tại xã An Hòa, trước đây, vào những ngày này nhà nào cũng thu hoạch bông vải. Bông phơi từ nhà ra ngoài ngõ.
Có hộ trồng từ 7 đến 8 sào bông, cá biệt có hộ trồng cả hécta. Còn năm nay, nông dân xã An Hòa chuyển sang trồng rau, đậu. Bà Trần Thị Hương cho hay: “Trồng rau, hành ngò thu được nhiều lứa, ước tính cho thu nhập cao hơn trồng bông vải”.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, trước đây, huyện có 190ha chuyên trồng cây bông vải, nhưng vụ bông năm 2013 nông dân chỉ xuống giống 7ha, và năm nay “nhích” lên 10ha, trong khi kế hoạch của huyện trồng 20ha. Các năm trước, năng suất bông đạt 17 tạ/ha, lợi nhuận 30 triệu đồng/ha, thế nhưng 2 năm nay do ảnh hưởng thời tiết, sâu bệnh nên năng suất bông giảm, người trồng bông gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy An, cho biết: Diện tích gieo trồng thấp hơn kế hoạch đề ra một phần do giá bông nguyên liệu thấp; một phần do mức hỗ trợ giống, phân bón của Công ty Bông Nha Trang thấp hơn so với các năm trước đã khiến nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này, chuyển sang trồng các cây khác. Nguy cơ xóa vùng nguyên liệu bông vải rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.

Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…