Nguy Cơ Khan Hiếm Ca Cao Đến Năm 2020

Các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.
Báo cáo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO) cho thấy, nhu cầu chocolate ngày càng tăng ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, đang chất thêm áp lực cho cuộc khủng hoảng thiếu ca cao trên toàn cầu, đồng thời có nguy cơ đẩy giá chocolate tăng cao trong những năm tới.
Theo báo cáo, các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua, trong khi sản lượng hạt ca cao trong năm 2014 được dự báo giảm 150.000 tấn. Nếu không có biện pháp hỗ trợ cộng đồng trồng ca cao thì đến năm 2020, nguồn cung mặt hàng này sẽ mất tính bền vững.
Nhu cầu chocolate ngày càng tăng đã đẩy giá ca cao tháng 3 vừa qua lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua với 1.896 bảng Anh/tấn tại London (Anh) và 3.031 USD/tấn tại New York (Mỹ). Trong khi đó, thị trường chocolate châu Á được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, do nhu cầu ngày càng lớn ở Trung Quốc.
Tại Anh, đầu tư vào chế biến ca cao tăng nhanh, buộc Chính phủ phải cân nhắc hoãn đánh thuế NK hạt ca cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trong nước. Hiện nay, hầu hết các trang trại ca cao trên thế giới tập trung dọc bờ biển miền Tây châu Phi, nơi nhiều nông dân sống dưới mức nghèo đói. Chưa kể, phần đông người trồng ca cao đã lớn tuổi và thế hệ con em họ không muốn gắn bó với nghề này do thu nhập thấp.
Vì vậy, giới chuyên gia trong ngành ca cao kêu gọi tăng cường biện pháp hỗ trợ người trồng ca cao để tăng sản lượng hoặc các nhà sản xuất giảm lượng ca cao sử dụng trong trong các sản phẩm của mình. Tập đoàn đa quốc gia sản xuất bánh kẹo, thực phẩm và đồ uống Mondelez International đã cam kết đầu tư hơn 400 triệu USD giúp làm dịu cuộc khủng hoảng trên thị trường ca cao.
Trong vòng 10 năm tới, Mondelez International dự định đầu tư hàng triệu USD vào Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Ấn Độ và Dominica giúp cải thiện cuộc sống và điều kiện sản xuất của người trồng ca cao. ICO cũng đang triển khai nhiều kế hoạch để tăng sản lượng ca cao ở Indonesia.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.