Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Đứt Nguồn Cung Thực Phẩm

Nguy Cơ Đứt Nguồn Cung Thực Phẩm
Ngày đăng: 01/07/2012

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá các loại thịt, thực phẩm trong cả nước đang giảm mạnh. Nếu không sớm cải thiện tình hình, nguy cơ đứt nguồn cung và giá thực phẩm lên đỉnh như năm 2011 sẽ tái diễn.

Nông dân điêu đứng

Giá thịt lợn hơi hiện nay đã giảm tới 30 - 40% so với tháng 1/2012, từ 4,8 - 5,1 triệu đồng/tạ xuống còn 3,5 – 3,8 triệu đồng/tạ, thậm chí có thời điểm còn 3,1 - 3,2 triệu đồng/tạ.

Không chỉ riêng lợn, giá gia cầm cũng đang giảm mạnh. Giá gà lông trắng dao động từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong khi đó, theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá cám hiện là 12.000 đồng/kg, cộng với tiền tiêm phòng… giá gà đã lên tới 34.000 đồng/kg.

Theo Cục Chăn nuôi, chưa năm nào giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm lại xuống thấp như hiện nay (giá thịt lợn giảm trung bình 18 - 20%, giá thịt gia cầm giảm, thậm chí giá trứng giảm tới 40%). Theo Cục Chăn nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài và lạm phát kinh tế nên sức mua của người dân giảm hẳn.

Ngoài ra, sản phẩm thịt lợn, thịt gà lông trắng và trứng chủ yếu tiêu thụ bởi công nhân ở các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp và thực tế ở khu vực này có nơi giảm tới 30% - 40%. Trong khi đó, thịt xuất khẩu gặp khó khăn do Trung Quốc tăng cường kiểm soát đường tiểu ngạch.

Nghiêm trọng nhất là thông tin thịt lợn nhiễm chất cấm tạo nạc đã khiến người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn. Theo ông Trần Văn Hạt - Giám đốc kinh doanh Công ty CP, từ khi xuất hiện thông tin này, lượng thịt bán ra của công ty giảm hơn 15%, có thời điểm giảm tới 20 – 25%. Đại diện Công ty Vissan cũng cho hay, mức bán thịt heo trong các tháng 4 và 5 giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2011.

Trước tình hình này, những doanh nghiệp này chỉ thu mua lợn từ các trang trại có đầy đủ giấy kiểm dịch. Chính vì vậy, những hộ chăn nuôi còn lại không bán được hoặc bị thương lái ép giá.

9.000 tỷ đồng cứu chăn nuôi

Người chăn nuôi lao đao vì thua lỗ, khiến tình trạng treo chuồng hàng loạt tái diễn ở nhiều địa phương, tại Bắc Giang, một số trang trại đã giảm tổng đàn đến 60 - 70%, Đồng Nai giảm 20 - 30%, Hải Dương giảm 40 - 50%...

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - khuyến cáo, nếu không có biện pháp hỗ trợ, tình hình này tiếp tục diễn ra, khả năng thiếu thịt ở thị trường nội địa trong những tháng cuối năm là hoàn toàn xảy ra và nhập khẩu thịt lợn là không thể tránh khỏi.

Mặc dù Bộ NN&PTNT đã họp bàn tìm hướng cứu ngành chăn nuôi nhưng đến nay vẫn bế tắc. Bộ NN&PTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng đề án gói hỗ trợ vay lãi suất ưu đãi 9.000 tỷ đồng cho các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay, đề án này vẫn chưa hoàn thành. Ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - lo ngại: “Nếu không giải quyết được tình trạng này, 4 tháng nữa, chúng ta sẽ thiếu thịt dù hiện nay đang thừa”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi nhanh chóng đề xuất chính sách hỗ trợ, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho ngành chăn nuôi và cho rằng, các địa phương cần nhanh chóng rà soát tình hình nông dân bỏ nuôi, treo chuồng để có hướng khắc phục hiệu quả nhất giúp người chăn nuôi tái đàn.

Tuy nhiên, nhiều địa phương lại cho rằng, Bộ NN&PTNT cần có biện pháp mạnh để dịch bệnh không xảy ra, đồng thời có biện pháp bình ổn đầu ra cho người chăn nuôi, không để tình trạng giá đầu ra xuống thấp trong khi đầu vào tăng cao, đặc biệt tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay.

Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Hiệu Quả Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Hiệu Quả

Khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn khó canh tác bằng cách trồng những cây ăn quả phù hợp, đưa thêm giống mới vào sản xuất, áp dụng mô hình VAC để làm giàu, là hướng đi đúng đã giúp gia đình anh Phan Quốc Hùng, ấp Tân Hưng, Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), dựng nên cơ nghiệp vững vàng.

19/05/2012
80% Giống Rau Lai Của Việt Nam Phải Nhập Khẩu 80% Giống Rau Lai Của Việt Nam Phải Nhập Khẩu

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.

11/02/2012
Toàn Tỉnh Lâm Đồng Có 44.159 Ha Rau Sản Xuất An Toàn Theo Tiêu Chuẩn Vietgap Toàn Tỉnh Lâm Đồng Có 44.159 Ha Rau Sản Xuất An Toàn Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

Theo số liệu kiểm tra của các ngành chức năng, hiện nay Lâm Đồng có 44.159 ha rau sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với sự hỗ trợ của Canađa, thông qua dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FaPQDCP)”.

20/05/2012
Lãi 1 Triệu Đồng/sào Bí Ngô Siêu Ngọt Lãi 1 Triệu Đồng/sào Bí Ngô Siêu Ngọt

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổng kết mô hình thí điểm triển khai tại những vùng sản xuất bí ngô siêu ngọt tập trung ở 2 xã Toàn Thắng (Gia Lộc) và Hưng Thái (Ninh Giang).

23/05/2012
8 Giống Lúa Mới Thích Nghi Với Biến Đổi Khí Hậu 8 Giống Lúa Mới Thích Nghi Với Biến Đổi Khí Hậu

Viện lúa ĐBSCL vừa lai tạo thành công những giống lúa mới có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu. Đó là 8 giống lúa có khả năng chống chịu hạn, phèn mặn

18/05/2011