Nguy Cơ Dịch Tôm Lan Rộng Ở Phước Hòa (Bình Định)

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác. Đến giữa tháng 4 vừa qua, 100% diện tích đều được thả giống, song đến nay diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đã lên đến 30ha, và đang lây lan nhanh sang nhiều vùng nuôi tôm khác trong xã.
Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ khuyến ngư xã Phước Hòa, cho biết: “Số diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh qua kiểm tra đều do môi trường, mặt khác do biến động thời tiết mưa bất thường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi”.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác mà người nuôi tôm ở Phước Hòa chưa lường hết là yếu tố môi trường bất lợi. Năm 2012 ở tỉnh không xảy ra lũ lụt, nên quá trình cải tạo ao, hồ, cải thiện chất lượng môi trường dựa vào điều kiện tự nhiên không được diễn ra. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, đầu vụ nuôi mưa nắng thất thường, các ao nuôi luôn bị mất màu, độ pH trong ao nuôi luôn bị biến động, tạo môi trường không tốt.
Các chất thải nông nghiệp, xác súc vật chết luôn hiện diện trên các sông, mương, gây ô nhiễm nguồn nước, nên việc cấp nước tự nhiên vào ao nuôi cũng là tác nhân gây bệnh cho tôm. Về con giống, chỉ có vùng nuôi BTC bà con mua giống tôm thẻ chân trắng ở các trại giống có uy tín và đã qua kiểm dịch với giá 68 đồng/con, còn lại đa phần đều mua tôm giống trôi nổi trên thị trường với giá 25 đồng/con, chất lượng không đảm bảo.
Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở Phước Hòa chưa có dấu hiệu dừng lại, vì hầu hết các hồ bị dịch tôm đều không đóng cổng xử lý, mà đều xả thải ra môi trường. Chính quyền và ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, không để mạnh ai nấy làm dẫn đến nguy cơ dịch tôm lan rộng.
Có thể bạn quan tâm

Vào cuối tháng 11, chúng tôi tìm đến HTX xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) khi nhà vườn bắt đầu thu hoạch xoài nghịch vụ. HTX có 24 xã viên với diện tích SX là 40 ha. Hầu hết các hộ trồng xoài ở đây đều áp dụng kỹ thuật bao trái và tập tành mô hình SX theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…