Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm

Ngày 10-8, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, bệnh chổi rồng đã xuất hiện trên chôm chôm, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
“Vẫn chưa thống kê được diện tích chính xác, nhưng ở hai tỉnh trồng nhiều chôm chôm là Vĩnh Long và Bến Tre đang có hàng chục hecta bị nhiễm bệnh” - ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam nói.
Cũng theo ông Chiến, cái khó hiện nay là giá chôm chôm quá rẻ nên người dân không mặn mà chống dịch. Cụ thể giá chôm chôm bán tại vườn chỉ khoảng 4.000 đồng/kg, nếu áp dụng các biện pháp chống dịch người dân sẽ lỗ vốn.
“Các ngành đã tính đến việc mở hội thảo bàn giải pháp chống dịch đồng bộ nhưng nếu nông dân không áp dụng quy trình phòng, chữa bệnh chổi rồng thì cũng chịu thua” - ông Chiến nói.
Trước đó, loại bệnh này cũng gây hại nặng nề trên vườn nhãn. Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật công bố, vào lúc cao điểm các tỉnh phía Nam có đến 27.000ha, chiếm hơn 50% diện tích nhãn của vùng, bị bệnh chổi rồng.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Những nơi đã trồng cây vụ thu, vụ thu đông cần tập trung ưu tiên nạo vét kênh tưới tiêu, đầu khâu, đầu luống, chuẩn bị các phương tiện tiêu úng nhanh, kịp thời khi xảy ra tình huống ngập lụt. Các địa phương chủ động liên hệ với Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên cung ứng, chuẩn bị giống ngô, khoai tây, rau màu để cung ứng nhanh cho sản xuất; triển khai rút nước, gieo trồng cây ưa ấm ngay sau bão tan.

Huyện Thanh Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển một số nông sản như ớt và cây lúa, hoa màu…, đến nay một số nông sản này từng bước được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khiêm tốn chưa tạo sức bật cho nông sản thế mạnh này…

Theo thông tin từ Trại giống Tân Khánh Đông, đây là những giống hoa triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ được lai tạo bằng công nghệ nuôi cấy mô nên các loại hoa này có nhiều ưu điểm hơn so với nhân giống theo kiểu truyền thống như: cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng đồng đều... đặc biệt có thể nhân giống với số lượng lớn.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch được 150/329ha hoa màu vụ thu đông, tập trung ở các xã ven sông Hậu như Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa.

Riêng vụ thu đông, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết gần 14.000ha, đạt gần 60% so với kế hoạch. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến liên kết tiêu thụ gần 700ha. Tại huyện Cao Lãnh, Công ty Hiếu Nhân và thương lái Hồ Văn Tràng liên kết tiêu thụ được gần 4.200 tấn...