Nguồn Lợi Hải Đặc Sản Có Hiện Tượng Chết Hàng Loạt Trên Vùng Biển Bình Thuận

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.
Theo lời của ngư dân trực tiếp khai thác, thì từ đầu tháng 9 đến nay có một nguồn nước lạ (nước dơ có báng, mùi hôi, tanh, thúi, màu đỏ, dòng nước bên đáy rất lạnh) xuất hiện tại khu vực từ Mũi Nhỏ đến mũi Chí Công gây nên hiện tượng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (đặc biệt là sò ngọt và nghêu lụa) nổi lên mặt đáy và khi khai thác lên tàu bị chết ngay (trên 50%).
Tại khu vực Lai Khế và vùng biển từ trên Mũi Điện đến dưới Lao Mũi Né cũng xuất hiện hiện tượng này trong vòng 4-5 ngày, hiện nay hiện tượng đã kết thúc. Theo đánh giá ban đầu của Chi cục Thủy sản đây là hiện tượng thủy triều đỏ. Hiện tượng này xảy ra trong năm nay có sự bất thường và gây chết các loài hải sản trên diện rộng.
Trước tình hình này, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm và thủy sản sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?