Nguồn Cung Thực Phẩm Dồi Dào Cho Cuối Năm

Nhu cầu về thực phẩm vào dịp Tết dự tính tăng khoảng 30%, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, với việc tăng đàn gia súc, gia cầm hiện nay, nguồn cung sẽ được đảm bảo.
Theo Bộ NNPTNT, tính đến tháng 11/2013, cả nước đã có 23,6 triệu con lợn, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn, tăng 2,1%.
Về chăn nuôi gia cầm, cả nước hiện có 317 triệu con, tăng 2,94% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà đạt 236,4 triệu con. Sản lượng thịt gia cầm từ đầu năm đến nay đạt 762.300 tấn, tăng 4,05%. Sản lượng trứng gia cầm đạt 7.422 triệu quả, tăng 1,7% so.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, vào dịp Tết, nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm. Như vậy, nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.
Nguồn cung này cũng phụ thuộc vào việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và việc kiểm soát tốt thị trường, không để hàng lậu tràn qua biên giới hoặc xảy ra hiện tượng găm hàng, thiếu hàng cục bộ...
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng để đảm bảo nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm và ổn định việc chăn nuôi, cần nghiên cứu sửa đổi Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó, cho phép các cơ sở chăn nuôi trang trại, HTX chăn nuôi được hưởng chính sách theo quy định của Nghị định này. Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm và tạm nhập tái xuất thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường và sản xuất chăn nuôi trong nước.
Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan và địa phương tích cực phòng chống dịch bệnh, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, cung ứng đủ giống cho sản xuất và lưu thông sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 6 ha cao su gần 10 năm tuổi ở các xã Eabar, Ealy, huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên vừa bị người dân đốn hạ.

Theo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tínhđến ngày 15-4 đã có 19/41 nhà máy đường kết thúc vụ sản xuất 2014-2015.

ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ trái cây nhưng nhà vườn rất khó khăn trong tiêu thụ. Đáng buồn hơn, những sản phẩm phải tốn hàng ngàn USD để làm chứng nhận GlobalGAP nhưng chỉ bán được trong nước

Ở thời điểm đầu tháng Tư, giá hành chỉ trên dưới 2.000 đồng mỗi kg, nhưng gần tuần nay giá đang được đoàn viên thanh niên mua ở mức 7.000 đến 8.000 đồng; loại tốt, củ to, đều, một số thương lái đã trả giá tới 9.000 đến 10.000 đồng một kg.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu rau quả, cây cảnh của các quốc gia vùng Vịnh (GCC) ngày càng tăng cao sẽ là cơ hội lớn cho một số loại trái cây Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.